3.2.1 Ðất đai
Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai ở khu Bảo tồn thiên nhiên BC-PB
Nội dung Đơn vị tính Tổng số Tỷ lệ (%)
Tổng số ha 11.392 100 Đất có rừng ha 8.156 71,59 -Rừng tự nhiên ha 7.254 63,68 IIIA3 ha 254 2,23 IIIA2 ha 3.591 31,52 IIIA1 ha 506 4,44 IIB ha 2.110 18,52 IIA ha 793 6,96 -Rừng trồng ha 902 7,92
Đất chưa có rừng (IA, IB, IC) ha 2.880 25,28
Đất khác ha 356 3,13
Từ bảng (3.1) nhận thấy, diện tích có rừng che phủ chiếm tỷ lệ 71,59%. Ðất trống đồi trọc chiếm tỉ lệ (28,41%). Do đó đòi hỏi một mặt phải khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng hiện có, mặt khác phải đẩy nhanh tốc độ khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung ở những nơi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép.
Khu khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung của BC - PB có diện tích là 1.754 ha (Trạng thái IC) chiếm 15.4% tổng diện tích tự nhiên. Rừng khoanh nuôi
kết hợp trồng rừng bổ sung hầu hết trạng thái (IC), chất lƣợng rừng nhìn chung kém, số cây tạp nhiều. Cây có giá trị kinh tế nhƣ Dầu cát, Sến cát, Chò chai rất ít. Tuy nhiên, rừng còn có độ tàn che trên 0,5 vẫn còn giữ đƣợc tiểu hoàn cảnh rừng, đất còn tính chất đất rừng, diện tích rừng tập trung liền lô, liền khoảnh. Do đó, nếu rừng đƣợc khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, rừng sẽ đƣợc phục hồi và phát triển tốt.
3.2.2 Tài nguyên rừng
Về tài nguyên thực vật rừng: Theo kết quả điều tra khảo sát xây dựng
bản đồ thảm thực vật rừng khu Bảo tôn thiên nhiên BC-PB của Phân viện Ðiều tra Quy hoạch rừng II năm 2000 [15] đã xác định hệ thực vật rừng của khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB có các yếu tố đặc trƣng của "kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới" với 3 kiểu phụ và 21 thảm thực vật, đặc biệt có các tổ hợp thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malayxia-Indonexia và khu hệ Ấn độ-Miến điện. Các tổ hợp thực vật trong đó Tràm (Melaleuca cajuputi), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), chiếm ƣu thế trên đất cát hoặc đất cát pha ngập nƣớc theo mùa là những cảnh quan độc đáo ít thấy xuất hiện ở các khu vực khác.
Về tài nguyên động vật rừng: Kết qủa nghiên cứu đánh giá tài nguyên động vật
hoang dã tại khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB, Lê Xuân Cảnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Ðình Thuỷ, Nguyễn Văn Sáng (2000)[4] đã thống kê đƣợc 205 loài thuộc các lớp Ếch nhái, Bò sát, Chim và Thú.
- Lớp Ếch nhái: Có 12 loài thuộc 04 họ, 1 bộ.
- Lớp bò sát có 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ.Kết qủa bƣớc đầu đã xác định 15 loài bò sát và ếch nhái qúy hiếm đã đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam, chiếm 30 % tổng số loài. Trong đó rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) là loài đặc hữu của Việt Nam.
- Lớp chim: Có 106 loài, trong đó có 05 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam là những loài qúy hiếm cần đƣợc bảo vệ ở nƣớc ta, chiếm 4,7% tổng số loài. Ðó là các loài: Gà lôi vằn (Lophura nycthemera), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Bồ câu nâu (Colum pucicea), Cú lợn rừng (Phodius badis), Yến núi (Collocalla
- Lớp thú: Trong số 49 loài thú đã thống kê có 10 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam (năm 1992) chiếm 20,4 % tổng số loài; 08 loài đƣợc ghi vào sách đỏ thế giới chiếm 16,3 %.; 18 loài đƣợc ghi vào công ƣớc CITES cấm buôn bán trên thế giới chiếm 36,7 %.
Ðiều đó chứng tỏ rằng Khu bảo tôn thiên nhiên BC-PB không chỉ là nơi bảo tồn nguồn gen cây lá rộng của rừng nhiệt đới ven biển, nơi cung cấp giống cây họ dầu, họ đậu qúy hiếm, mà còn là một khu vực có quan trọng có tầm cỡ quốc tế trong việc bảo tồn thiên nhiên bảo vệ nguồn gen các loài thú qúy hiếm của thế giới.
Về phòng hộ môi trƣờng và du lịch sinh thái, Khu BTTN Bình Châu Phƣớc Bửu nằm ở hạ lƣu vực sông Ðồng Nai. Hệ sinh thái rừng của khu rừng đặc dụng là lá phổi xanh cung cấp dƣỡng khí trong lành cho các khu công nghiệp; lọc sạch khí thải và chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và các khu dân cƣ. Góp phần hạn chế những tác hại môi trƣờng, giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần hạn chế quá trình nóng lên của trái đất.
Vai trò của Khu bảo tồn đối với kinh tế môi trƣờng: Khu bảo tồn BC-PB là khu rừng tự nhiên duy nhất còn lại ở vùng ven biển phía Nam nƣớc ta từ bán đảo Sơn Trà trở vào. Khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB có nhiều sinh cảnh đa dạng từ vùng đồi núi thấp đến bình nguyên và các vùng đầm lầy rừng tràm, các hồ nƣớc ngọt tạo nên sự đa dạng phong phú về thành phần đa dạng loài thực vật, động vật rừng. Khu bảo tồn nằm dọc ven biển tạo thành tấm bình phong che chắn hạn chế các thảm họa của thiên nhiên nhƣ gió bão, cát bay, sóng biển, bảo vệ tầng nƣớc ngọt, bảo vệ môi trƣờng sống của nhân dân trong khu vực. Khu bảo tồn cách thành phố Vũng Tàu, Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh với cự ly khoảng 100km; lại có giao thông thuỷ bộ thuận lợi, cảnh quan xanh đẹp, hấp dẫn là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng và phát triển các hoạt động du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn. Do đó, việc đầu tƣ xây dựng và phát triển Khu bảo tồn BC-PB là rất cần thiết, nhằm bảo tồn thiên nhiên, sinh cảnh rừng nhiệt đới cây họ dầu nằm ở ven biển duy nhất còn lại ở miền Nam nƣớc ta. Bảo vệ môi trƣờng sinh thái vùng ven biển và là nơi nghỉ dƣỡng, du lịch và nghiên cứu khoa học cho cộng đồng trong khu vực.