THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán buôn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46 - 62)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Trong giai đoạn 2011 – 2015, BIDV không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng của dịch vụ ngân hàng bán buôn, cụ thể như sau:

2.2.1. Huy động vốn

2.2.1.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Trong vòng 5 năm, từ năm 2011 - 2015 tổng quy mô huy động vốn bán buôn của BIDV đã tăng 2 lần từ 102.877 tỷ đồng lên 210.885 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình cao, ở mức 21%/năm.

13.16% 12.90% 13.80% 15.27% 15.50% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn chủ sở hữu

30

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.9: Tình hình HĐV bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng HĐV bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV

102,877 97,735 113,449 176,657 210,885 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2011 2012 2013 2014 2015 Huy động vốn TCKT và TCTD -5.0% 16.1% 55.7% 19.4% -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Tốc độ tăng trưởng

31

Trong đó, cơ cấu huy động vốn theo từng loại hình doanh nghiệp trong tổng huy động vốn dịch vụ bán buôn như sau:

Hình 2.11: Tỷ trọng HĐV theo đối tượng/tổng HĐV bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2011 - 2015

Năm 2011 – 2015, BIDV chứng kiến sự chuyển dịch trong cơ cấu huy động vốn với sự gia tăng tỷ trọng huy động vốn doanh nghiệp ngòai quốc doanh từ 35% lên 44,6%, đây là xu hướng phát triển chung của nền kinh tế với sự phát trỉển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân.

2.2.1.3. Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và kỳ hạn

Cơ cấu huy động theo loại tiền

Biểu đồ 2.10 cho thấy, cơ cấu tiền gửi VND ngày càng có xu hướng gia tăng, đẩy tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ từ 9,8% năm 2012 còn 8,6% năm 2015. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối tổng tiền gửi ngoại tệ không giảm mà tăng từ 30.502 tỷ đồng vào năm 2012 lên 50.346 tỷ đồng trong năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18% /năm. Sự chuyển dịch cơ cấu tiền gửi ngoại tệ sang VND nằm trong xu hướng chung của ngành ngân hàng khi NHNN tích cực bình ổn giá trị đồng nội tệ, giảm lãi suất huy động ngoại

45.0% 59.8% 58.0% 52.2% 45.2% 20.0% 8.2% 9.6% 10.4% 10.2% 35.0% 32.0% 32.4% 37.4% 44.6% 2011 2012 2013 2014 2015

32 tệ, hạn chế tâm lý đầu cơ tích trữ ngoại tê.

Hình 2.12: Cơ cấu huy động vốn DVNH bán buôn của BIDV giai đoạn 2012 – 2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác huy động vốn năm 2015

Cơ cấu huy động theo hình thức gửi

Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn kinh doanh giá rẻ, tuy nhiên luôn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do lượng tiền gửi thanh toán có khả năng biến động mạnh ở một số thời điểm trong năm. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu tiền gửi dịch vụ bán buôn của BIDV hàng năm dao động ở mức 18% thể hiện ở Biểu đồ 2.13 cho thấy mức độ ổn định dòng tiền gửi thanh toán của BIDV tương đối tốt thể.

9.8% 9.9% 8.8% 8.6%

90.2% 90.1% 91.2% 91.4%

2012 2013 2014 2015

33

Hình 2.13: Cơ cấu huy động vốn DVNH bán buôn của BIDV theo hình thức gửi

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác huy động vốn năm 2015

2.2.2. Tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, tất cả các ngân hàng đều xây dựng kế hoạch kinh doanh theo hướng chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận sang thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, hiện tại tín dụng vẫn đang là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn lợi chính cho ngân hàng đặc biệt với BIDV, vốn có truyền thống là một ngân hàng bán buôn. Tín dụng được đánh giá là hoạt động cốt lõi của BIDV

Tổng dư nợ cho vay TCKT và TCTD của BIDV có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi trong năm 2011 giá trị này đạt 270.472 tỷ đồng lên 478.967 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 16%/năm, cụ thể như sau:

18.5% 18.9% 18.1% 18.4%

81.5% 81.1% 81.9% 81.6%

2012 2013 2014 2015

34

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.14 : Quy mô cho vay bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV giai đoạn 2011 - 2015

Hình 2.15: Tốc độ tăng trưởng cho vay bán buôn của BIDV giai đoạn 2012 - 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV giai đoạn 2011 - 2015

Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp:

270,472 318,869 345,282 378,370 478,967 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2011 2012 2013 2014 2015 Cho vay TCKT và TCTD 17.9% 8.3% 9.6% 26.6% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015

35

Cùng trong xu hướng phát triển của ngành ngân hàng, BIDV đang chuyển dịch mạnh mẽ sang cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đối tượng được coi là có khả năng hấp thụ vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn so với khối các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài tư nhân đã tăng trưởng từ 60,79% lên 75,5% trong giai đoạn 2012 – 2015.

Hình 2.16: Tỷ trọng cho vay theo đối tượng/tổng cho vay bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV giai đoạn 2011 - 2015

2.2.2.1. Về kỳ hạn cho vay

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán chưa phát triển, phần lớn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được cung ứng bởi ngân hàng kể cả nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ bán buôn của BIDV vẫn giữ vững ở mức cao 55,9% - 57,6% trong giai đoạn 2012 – 2016 theo Biểu đồ 2.17 như sau:

33.72% 28.7% 28.3% 23.4% 20.4% 5.49% 8.6% 4.0% 3.6% 4.1% 60.79% 62.7% 67.7% 73.0% 75.5% 2011 2012 2013 2014 2015

36

Hình 2.17: Tỷ trọng cho vay kỳ hạn/tổng cho vay bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác huy động vốn năm 2015

2.2.1.2. Về thị phần

Khẳng định vị thế là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực bán buôn, thị phần tín dụng của BIDV vẫn luôn giữ vững ở mức cao và có bước phát triển mạnh trong năm 2015, với thị phần tín dụng bán buôn đạt 12,9% so với tổng dư nợ tín dụng của TCKT và TCTD toàn ngành ngân hàng.

Hình 2.18: Thị phần tín dụng của BIDV so với tòan ngành

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác huy động vốn năm 2015

55.9% 56.4% 57.6% 57.0% 44.1% 43.6% 42.4% 43.0% 2012 2013 2014 2015 Ngắn hạn Trung dài hạn 10.9% 11.0% 11.2% 11.2% 12.9% 9.5% 10.0% 10.5% 11.0% 11.5% 12.0% 12.5% 13.0% 2011 2012 2013 2014 2015 Thị phần tín dụng

37

2.2.2.2. Về chất lượng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011 – 2015 luôn được giữ dưới 3%, cụ thể như sau:

Hình 2.19: Tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ bán buôn

của BIDV giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2011 - 2015

Biểu đồ 2.19 cho thấy, kiểm soát chất lượng tín dụng là một điểm sáng trong hoạt động dịch vụ bán buôn của BIDV khi tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2011 – 2015 giảm từ 2,96% xuống 1,68%. Điều này được thực hiện với sự đóng góp không nhỏ từ việc BIDV đã tích cực bán nợ xấu cho VAMC để tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ quan trọng là phát triển kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao.

2.2.3. Dịch vụ thanh toán

Ngoài dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán mang lại nguồn thu nhập quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của BIDV. Giá trị thu từ dịch vụ thanh toán từ năm 2013 – 2015 cụ thể như Biểu đồ 2.20: 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

38

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.20: Thu dịch vụ thanh toán BIDV giai đoạn 2013 - 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2013 - 2015

Có thể thấy hoạt động thanh toán mang lại nguồn thu lớn cho BIDV và không ngừng gia tăng qua các năm, với tỷ lệ bình quân hàng năm đạt 25%/năm, đây là hoạt động kinh doanh với mức độ rủi ro ít hơn so với nghiệp vụ tín dụng. Nghiệp vụ thanh toán được BIDV cung cấp bao gồm nghiệp vụ thanh toán Trong nước và Quốc tế, với nhiều phương thức thanh toán hiện đại theo thông lệ quốc tế.

2.2.4. Dịch vụ ngân quỹ

BIDV cung cấp dịch vụ ngân quỹ bao gồm: kiểm đếm tiền, giữ hộ tiền, kiểm định tiền thật, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, chi trả kiều hối. Hoạt động này mang lại lợi nhuận không lớn, tuy nhiên là hoạt động truyền thống và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động, tín dụng, thanh toán gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể, Biểu đồ 2.21 cho thấy hoạt động ngân quỹ tại BIDV mang lại lợi nhuận không lớn.

- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

942

1,126

1,462

39

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.21: Thu dịch vụ ngân quỹ BIDV giai đoạn 2013 – 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2013 - 2015

2.2.5. Dịch vụ đặc thù dành cho khách hàng bán buôn

Một số nghiệp vụ đặc trưng của khách hàng bán buôn được BIDV cung cấp bao gồm:

Dịch vụ bảo lãnh: Với lịch sử hình thành từ ngân hàng chuyên cấp phát

vốn cho lĩnh vực xây dựng. BIDV với tiềm lực tài chính mạnh mẽ là ngân hàng hàng đầu cung cấp dịch vụ bảo lãnh như bảo lãnh thực hện hợp đồng, bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành… cho các đơn vị thi công xây lắp. Bên cạnh đó, ngày nay BIDV đã tích cực phát triển dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu, loại hình bảo lãnh dành riêng cho các khách hàng doanh nghiệp lớn.

Doanh số thu phí bảo lãnh hàng năm của BIDV luôn đạt cao và tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình hàng năm tăng gần 20%, giúp tăng tỷ lệ đóng góp từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu nhập.

- 5 10 15 20 25 30 35 40

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

32

27

37

40

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.22: Thu dịch vụ bảo lãnh BIDV giai đoạn 2013 – 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2013 - 2015

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và phái sinh:

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ từ lâu không phải là thế mạnh của BIDV, tuy nhiên với mong muốn tăng tỷ trọng lợi nhuận từ mảng dịch vụ, BIDV đã xây dưng một đội ngũ nhân viên thực hiện công tác ngoại hối được đào tạo tốt, đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh từ nhiều ngân hàng, giá trị thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh của BIDV chưa thật sự ổn định, cụ thể theo Biểu đồ 2.23 và Biểu đồ 2.24:

- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

894

1,089

1,283

41

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.23: Thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay BIDV năm 2013 – 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2013 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.24: Thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh BIDV năm 2013 – 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2013 - 2015

- 200 400 600 800 1,000 1,200

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

534

1,073

789

Thu kinh doanh ngoại tệ giao ngay

- 200 400 600 800 1,000 1,200

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1,176

680

427

42

Dịch vụ tư vấn, thu xếp phát hành trái phiếu doanh nghiệp

BIDV triển khai dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu từ năm 2007 với nhiều đợt phát hành được trển khai thành công cho các đơn vị như: Công ty CP Vincom, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Đức Long Gia Lai… với tổng giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng.

Với lợi thế là một thương hiệu lớn và là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tư vấn phát hành trái phiếu BIDV là sự lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp mong muốn phát hành trái phiếu để tăng quy mô vốn. Lĩnh vực này đem lại cho BIDV phí tư vấn với rủi ro không cao.

2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.1. Nhân tố bên trong:

Hạ tầng công nghệ thông tin: Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức, hệ

thống công nghệ thông tin của BIDV được đánh giá tốt so với các ngân hàng trong nước. Năm 2016, lần thứ 2 liên tiếp, BIDV được tạp chí Asian Banking and Finance bình chọn và trao tặng giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tốt nhất về công nghệ và vận hành”. Ba năm liên tiếp (tính đến năm 2015) BIDV đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số ICT index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội tin học Việt Nam xây dựng và đánh giá). Dịch vụ Thanh toán chứng khoán trực tuyến, Thanh toán hóa đơn online và Cổng trao đổi thông tin nộp thuế điện tử của BIDV đều đạt giải thưởng Sao Khuê của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (Vinasa).

Năng lực tài chính: Với vốn điều lệ 31.481 tỷ đồng đứng thứ 2 hệ thống,

tổng tài sản đứng đầu hệ thống, khả năng đáp ứng của BIDV với nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong nước tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn 2016 - 2020 BIDV tiếp tục cần xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ để gia tăng năng lực tài chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.

43

Với lịch sử phát triển gần 60 năm, đội ngũ nhân viên của BIDV có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo được xây dựng và tuyển chọn kỹ lưỡng, nhân sự cấp cao được Ngân hàng nhà nước điều động và bổ nhiệm do đó có chất lượng rất tốt.

Mạng lưới phân phối: Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự

phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn (Theo khảo sát tại Phụ lục 2) Với mạng lưới giao dịch gồm: 189 Chi nhánh, 809 Phòng giao dịch trong nước, 1.780 máy ATM, 10 điểm giao dịch của BIDV ở nước ngoài. Phước thức giao dịch đa dạng: giao dịch tại quầy, giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking… Mạng lưới giao dịch là nhân tố ảnh hưởng rất tích cực đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV.

Chính sách khách hàng: Việc xây dựng chính sách khách hàng từ sớm,

cụ thể hóa thành văn bản đã giúp BIDV tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn so với với các ngân hàng khác. Với từng nhóm khách hàng khác nhau BIDV có từng chính sách tiếp thị, chính sách giá, chính sách tài sản… khác nhau. Đây là một trong những yếu tố chính đưa BIDV trở thành hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn.

 Sản phẩm dịch vụ: Trong nhiều chương trình thi đua về dịch vụ ngân hàng như: Internet Banking, dịch vu thanh toán quốc tế, BIDV luôn được người sử dụng bầu chọn là một trong những ngân hàng có sản phẩm dịch vụ tốt nhất, được nhiều người sử dụng yêu thích.

2.3.2. Nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài

Cơ sở pháp lý: Hòa với xu hướng hội nhập, hệ thống hành lang pháp lý

cho hoạt động ngân hàng trong nước đang được hoàn thiện và có nhiều bước tiến bộ đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán buôn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)