3.3.4.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn
Ở vị trí là một quốc gia đang phát triển, nguồn vốn tích lũy của doanh nghiệp để đầu tư còn hạn chế là tiềm năng để NHTM Việt Nam phát triển nghiệp vụ tín dụng.
Khi việc huy động vốn trong nước gặp khó khăn về giá, để tăng trưởng nhanh hơn, các doanh nghiệp Việt Nam tất yếu phải tham gia vào thị trường vốn quốc tế, khi đó hoạt động NHBB phát triển sẽ làm “cửa ngõ kết nối đầu tư” tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc mở một phần cánh cửa thị trường tài chính sẽ khiến ngân hàng trong nước gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ bởi các ngân hàng nước ngoài. Một trong những chiến lược chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khu vực là hợp tác với đối tác chiến lược quốc tế, những người có khả năng chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn, các sản phẩm và cả thị trường của họ. Đây là cơ hội cho các NHBB trong thời gian tới bởi NHBB sẽ giúp doanh nghiệp xác định đối tác chiến lược quốc tế và đưa cả hai đến với nhau.
Thời kỳ hậu WTO, một làn sóng các doanh nghiệp lớn trong nước muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Ngoài ra, còn xuất hiện nhu cầu cho các dịch vụ thu xếp vay vốn và phát hành trái phiếu trong và ngoài nước với qui mô lớn của các tập đoàn như Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Chính phủ Việt Nam… Do đó, trong những năm tới Việt Nam cần những ngân hàng cung cấp dịch vụ NHBB để giúp các doanh nghiệp Việt Nam “kết nối” với thị trường vốn toàn cầu.
Việt Nam đang ở giai đoạn đầu để phát triển thị trường tài chính, còn nhiều dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại mà hệ thống ngân hàng trong nước chưa cung cấp được, chưa đủ điều kiện triển khai hoặc chưa chú ý phát triển. Các sản phẩm phái sinh chưa nhiều, nghiệp vụ chứng khoán hóa (seruritization) hầu như chưa có. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước với hạn chế về trình độ nhân lực, thông tin luôn gánh phải những rủi ro và lỗ lớn do biến động tỷ giá, không sử dụng được các sản phẩm phòng hộ (hedging) nhằm tối thiểu rủi ro cho mình. Thực tế này mở ra nhiều cơ hội cho các NHBB phát triển trong việc cung cấp các sản phẩm sản phẩm quản lý rủi ro ngoại hối, phái sinh…
61
3.4. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các hiệp định thương mại tự do khác như FTA đưa ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để BIDV tiếp cận các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Để đóng góp cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV, căn cứ vào các mặt mạnh và mặt yếu, định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và cơ hôi phát triển của mảng dịch vụ này đến năm 2020, tác giả đưa ra hệ thống giải pháp như sau: