Đối với Hiệp hội ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán buôn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98 - 113)

82

NHTM để tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM.

Làm cầu nối giữa các NHTM hội viên và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững của hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tổ chức cho các TCTD quán triệt các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định. Tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận với kỹ năng phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng trên thế giới. Tập hợp ý kiến phản ánh của các TCTD về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phát triển dịch vụ NHBB để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển DVNH bán buôn và thực trạng phát triển DVNH bán buôn tại BIDV ở chương 2, tác giả đã đề ra nhóm giải pháp trong chương 3 bao gồm:

Thứ nhất, Trình bày định hướng phát triển của ngành ngân hàng và định hướng

phát triển DVNH bán buôn của BIDV.

Thứ hai, Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ NHBB

tại

Thứ ba, Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hiệp hội

ngân hàng tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBB nói riêng được phát triển thuận lợi.

Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả phát triển DVNH bán buôn tại BIDV một cách hài hoà hơn – góp phần vào sự phát triển bền vững của BIDV trong giai đoạn hội nhập.

83

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu của Luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp BIDV phát triển DVNH bán buôn một cách cân đối hài hoà hơn. Từ đó, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong tiến trình hội nhập, Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung như sau:

Một là, Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán buôn qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và các dịch vụ ngân hàng bán buôn cụ thể. Đồng thời Luận văn cũng đưa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn. Bên cạnh đó Luận văn đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với dịch vụ ngân hàng bán buôn. Các tiêu chí phản ảnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn cũng được tác giả phân tích ở 2 khía cạnh chỉ tiêu chí định tính và định lượng. Ngoài ra, chương 1 của Luận văn cũng trình bày quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Bank of NewYork. Và sau cùng là bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.

Hai là, Luận văn đã giới thiệu chung về BIDV, phân tích đặc điểm hoạt động kinh

doanh của BIDV, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVNH bán buôn tại BIDV. Đồng thời, Luận văn đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011 – 2015. Sau đó Luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV giai đoạn 2011 – 2015. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà BIDV đã đạt được sau một thời gian dài đổi mới và phát triển. Đồng thời, Luận văn cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV. Những tồn tại đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ BIDV. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển DVNH bán buôn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong giai đoạn hội nhập.

84

Ba là, Để có cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn

tại BIDV, Luận văn đã trình bày định hướng phát triển của ngành ngân hàng và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV đến năm 2020. Dựa vào những tồn tại đã được tác giả phân tích ở chương 2, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán buôn tại BIDV. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ban ngành có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn từ đó đưa BIDV ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thị Huyền Diệu (2006), Công nghệ - sự hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển các

dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản

Văn hóa – Thông tin

[2] Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2004),

Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê

[3] Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê

[4] Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Xây dựng mô hình liên kết & hợp tác chiến lược của

các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh & phát triển khi gia nhập WTO”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

[5] Lê Đình Hạc (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế

[6] Hà Nam Khánh Giao (2004), Marketing dịch vụ, NXB Thống kê

[7] Lâm Thị Hồng Hoa (2006), “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt

Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Luận án Tiến sỹ kinh tế

[8] Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội

[9] Mạc Quang Huy (2010), Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê

[10] Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

[11] Philip Kotller (1997), Marketing căn bản, NXB Thống kê

[12] Nguyễn Thị Mùi, Lê Xuân Nghĩa (2005), Dịch vụ ngân hàng Việt Nam: Cải cách

trước khi quá muộn, Việt Nam Economics Times

[13] Nguyễn Thanh Phong (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng

Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án Tiến sỹ

kinh tế

[14] Nguyễn Thị Ngọc Hà (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế

86

[16] Đặng Mạnh Phổ (2009), Chính sách đầu tư công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tài liệu hội thảo, Hà Nội: BIDV

[17] Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội.

[18] Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM

[19] Trịnh Quốc Trung (2009), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh

[20] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo công tác tín dụng và huy động vốn của BIDV từ năm 2011 – 2015.

[21] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2011 – 2015.

[22] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2011 – 2015

[23] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2011-2015.

[24] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hội nghị huy động vốn năm 2015.

[25] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Lịch sử Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1957 – 2012, NXB Chính trị quốc gia.

[26] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị cán bộ chủ chốt toàn hệ thống năm 2011 – 2015.

[27] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu đào tạo mở rộng Đội ngũ bán hàng BIDV năm 2015.

[28] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

[29] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/QĐ – NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN V/v Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng; Thông tư số 19/2010/QĐ – NHNN ngày 27/09/2010 V/v sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 13/2010/QĐ – NHNN

87 ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN.

[30] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

[31] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010

[32] Thủ tướng Chính phủ, Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ – TTg ngày 24 tháng 05 năm 2006)

[33] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 291/2006/QĐ-TTg “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020”

[34] Tạp chí Đầu tư Phát triển của BIDV 2011 - 2015

[35] Tạp chí Công nghệ ngân hàng (2011 – 2015)

[36] Tạp chí Ngân hàng (2011 – 2015)

[37] Thời báo ngân hàng (2011 – 2015)

[38] Thời báo kinh tế Việt Nam (2011 – 2015)

TRANG WEB

[39] http://www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

[40] http://www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

[41] http://www.gso.com.vn Tổng cục thống kê

[42] http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam

[43] http://www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư

[44] http://www.saga.com.vn Phân tích tài chính ngân hàng

[45] http://www.saigontimes.com.vn Tạp chí kinh tế Sài Gòn

[46] http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam

[47] http://www.ueh.edu.vn/tcptkt Tạp chí phát triển kinh tế

[48] http://www.vcbs.com.vn Công ty chứng khoán Vietcombank

[49] http://www.vnba.org.vn Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ

88

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Nhằm mục đích phát triển dịch vụ ngân hàng Bán buôn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến tham gia đóng góp của Quý khách hàng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý khách hàng và cam kết tất cả thông tin dưới đây sẽ được giữ kín, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Xin Quý khách hàng vui lòng dành chút thời gian trả lời những câu hỏi sau (Xin lưu

ý: Quý khách đánh dấu vào ô lựa chọn, các câu có ký hiệu MA là câu hỏi có nhiều lựa chọn, các câu có ký hiệu SA là câu hỏi chỉ có 1 lựa chọn)

Thông tin khách hàng:

Tên khách hàng:……… Lĩnh vực hoạt động:………..

1. Xin quý khách hàng cho biết những yếu tố nào dưới đây quyết định sự lựa chọn

ngân hàng giao dịch của quý khách (Vui lòng đánh số theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6):

 Thương hiệu của NH  Địa điểm thuận tiện  Chất lượng dịch vụ

 Giá cả dịch vụ  Cơ sở vật chất  Thái độ phục vụ của nhân viên

2. Quý khách biết và quan hệ với BIDV thông qua (MA):

 Quảng cáo  Người thân, bạn bè

 Nhân viên BIDV  Tự tìm hiểu  Khác

3. Quý khách có quan hệ giao dịch với BIDV được bao lâu (SA):

 < 1 năm  Từ 1 đến dưới 3 năm

 3 – 5 năm  > 5 năm

4. Các sản phẩm dịch vụ nào của BIDV mà quý khách đã sử dụng (MA):

 Huy động vốn  Cấp tín dụng  Thanh toán

 Thẻ  Kinh doanh ngoại hối  Ngân quỹ

 Ngân hàng điện tử  Khác

5. Theo quý khách, thời gian xử lý hồ sơ và cung ứng dịch vụ (SA):

89

 Bình thường  Chậm

6. Quý khách đánh giá như thế nào về thái độ phục vụ của nhân viên BIDV (SA):

 Rất nhiệt tình  Nhiệt tình

Tạm được Chưa được

7. Theo Quý khách, cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch của BIDV (SA)

 Rất tốt  Tốt

 Chấp nhận được  Kém

8. Quý khách có cảm thấy an toàn khi giao dịch với BIDV (SA)

 Rất an toàn  An toàn  Không an toàn

 Chấp nhận được  Kém

9. Mức độ đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của BIDV như thế nào theo Quý khách (SA):

 Rất phong phú  Phong Phú

 Vừa đủ  Đơn điệu

10. Quý khách có hài lòng khi giao dịch với BIDV không (SA):

 Rất hài lòng  Hài lòng

 Chấp nhận được  Không hài lòng

11. Xin quý khách cho biết ý kiến đóng góp khác:

……… ………

90

PHỤ LỤC 2

KHẢO SÁT SỰ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN CỦA BIDV

1. Mục đích khảo sát:

Việc khảo sát được thực hiện nhằm tổng hợp và phân tích những ý kiến của khách hàng bán buôn về những vấn đề sau đây:

 Khách hàng biết đến và quan hệ với BIDV thông qua những kênh thông tin nào.

 Đánh giá của khách hàng hiện đang có quan hệ giao dịch với BIDV về sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của BIDV trên các khía cạnh:

+ Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ + Thời gian xử lý hồ sơ của nhân viên + Thái độ phục vụ của nhân viên

2. Đối tượng khảo sát:

Đối tượng khảo sát bao gồm các khách hàng tổ chức đang có quan hệ giao dịch với BIDV.

3. Phương pháp khảo sát: Xây dựng bảng câu hỏi.

150 phiếu khảo sát được gửi đến cho 150 khách hàng tổ chức tại quầy giao dịch và thông qua đường bưu điện và gửi trực tiếp với sự hỗ trợ của bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

4. Kết quả khảo sát:

Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu.

 Kết quả thu về 142 phiếu, trong đó:  Tóm tắt kết quả khảo sát:

91

4.1. Những yếu tố khách hàng quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch

Đơn vị: phiếu

Yếu tố quan trọng Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Tổng đã nhân hệ số

Thương hiêu ngân hàng 26 30 33 31 13 9 20.084 Địa điểm thuận tiện 42 35 23 24 13 5 16.455 Chất lượng dịch vụ 31 23 35 33 11 9 16.416 Giá cả dịch vụ 15 16 18 23 35 35 6.024 Cơ sở vật chất 16 8 10 7 41 60 1.859 Thái độ phục vụ 12 30 23 24 29 24 14.026

Tổng cộng 142 142 142 142 142 142

Bảng 1: Kết quả khảo sát về kênh thông tin mà khách hàng thông qua đó đã biết

và đặt quan hệ với BIDV

Nguồn: Tác giả khảo sát

Nếu vị trí ưu tiên số 1 của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng là 6 điểm (lần lượt đến vị trí số 6), Bảng 1 cho thấy thương hiệu ngân hàng đóng vai trong quan trọng nhất trong việc lựa chọn của khách hàng doanh nghiệp, tiếp đó là địa điểm thuận tiện và chất lượng dịch vụ.

4.2. Kênh thông tin nào mà thông qua đó khách hàng biết và đặt quan hệ với BIDV

Kênh thông tin mà khách hàng biết và quan hệ với BIDV chủ yếu là qua giới thiệu của người thân, bạn bè và tự tìm hiểu. Kênh thông tin quảng cáo và tiếp thị của nhân viên BIDV chưa được khách hàng biết đến nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán buôn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)