Thế mạnh và điểm yếu dịch vụ ngân hàng bán buôn của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán buôn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62 - 64)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

2.4.1. Thế mạnh và điểm yếu dịch vụ ngân hàng bán buôn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

2.4.1.1. Thế mạnh:

Uy tín và thương hiệu của BIDV trên thị trường trong nước và quốc tế: Sau gần 60 năm hoạt động, BIDV đã xây dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và khu vực. Với vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng và quan hệ đại lý với 1.000 ngân hàng khác BIDV được các đối tác quốc tế như:

WB, ADB, JBIC, IMF, ECB lựa chọn làm đối tác quản lý và giải ngân các chương trình

hợp tác với chính phủ Việt Nam.

Nền tảng công nghệ: Hệ thống SIBS (Core Banking) của BIDV được đánh

giá hoạt động rất ổn định, hỗ trợ đắc lực trong việc quản trị ngân hàng và thực hiện các giao dịch của ngân hàng hiện đại. Đây là nền tảng để BIDV triển khai các dịch vụ ngân hàng bán buôn một cách đa dạng, đồng bộ với độ an toàn cao.

Mạng lưới kênh phân phối: Với hệ thống chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành

trong cả nước, BIDV được đánh giá là một trong những ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng hàng đầu Việt Nam. Tính đến tháng 10/2016 BIDV có 190 chi nhánh, 804 phòng giao dịch. Ngoài ra, BIDV còn có 10 sự hiện diện tại nước ngoài như: Myanmar, Đài Bắc, Liên bang Nga, Cộng Hòa Séc, Lào, Campuchia.

Khả năng khai thác dịch vụ của khách hàng bán buôn để chiếm thị phần: BIDV quan hệ với hầu hết các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam… Ngoài ra, với lợi thế ra đời sớm hơn các ngân hàng khác, nền khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp lớn, lâu đời của BIDV đã được xây dựng một cách vững chắc và ngày càng phát triển.

Năng lực tài chính không ngừng được tăng cường: Với năng lực tài chính lớn so với các đơn vị cùng ngành, BIDV vẫn có kế hoạch tăng vốn điều lệ, tăng

46

cường năng lực tài chính nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu an toàn trong hoạt động ngân hàng. Do đó, uy tín sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu BIDV luôn được giữ vững và tăng cường.

Chất lượng nguồn nhân lực: với hơn 24.000 nhân viên tại thời điểm cuối

năm 2015, với 89,2% số nhân viên tốt nghiệp đại học. BIDV không ngừng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và tuyển dụng nhân viên có trình độ và năng lực làm việc. (Kết

quả khảo sát tại Phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ nhân viên BIDV được khách hàng đánh nhiệt tình và rấT nhiệt tình là 67%, đây là một kết quả tốt)

Khả năng phát triển DVNH bán buôn, nhờ vào lợi thế về quy mô trong

cả hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng

Hình 2.25: Vị thế của BIDV trong ngành ngân hàng Việt Nam

Nguồn: Bản công bố thông tin Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.4.1.2 Điểm yếu:

Vốn tự có: BIDV có vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2015 là 34.187 tỷ đồng,

lớn thứ 2 so với các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên xét trong khu vực và trên thế giới, quy mô vốn của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. BIDV #1 Tài trợ dự án #2 Dư nợ tín dụng #2 Huy động vốn #1 Tổng tài sản #2 Vốn chủ sở hữu #3 Mạng lưới hoạt động

47

Năng lực quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp: Các chỉ số an toàn tài

chính đáp ứng yêu cầu trong nước tuy nhiên chưa tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Việc quản trị và điều hành còn mang nặng tính chất hành chính, nhà nước.

Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có trình độ chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên

tác phong giao dịch chưa thực sự chuyên nghiệp. Công tác đào tạo chưa được phổ biến rộng rãi ở tất cả cán bộ nhân viên.

Sản phẩm dịch vụ: Mặc dù sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán buôn đã có

nhiều bước tiến đáng kể về số lượng và chất lượng, tuy nhiên vẫn còn hạn chế so với các ngân hàng thương mại tư nhân.

Công nghệ thông tin: đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên hiện tại mức độ

công nghệ ở mức trung bình so với các ngân hàng khác trong khu vực. Một số lĩnh vực được đầu tư công nghệ hiện đại nhưng mức độ sử dụng chưa tương xứng, công nghệ không phát huy hết tiềm năng.

Mạng lưới: Được mở rộng nhanh và rộng, tuy nhiên mức độ tập trung dày

đặc ở các thành phố lớn, khu vực trung tâm. Sau khi sát nhập ngân hàng MHB (Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long) các địa điểm giao dịch cũ của MHB rất gần các địa điểm giao dịch vốn có của BIDV gây sự lãng phí cơ sở vật chất và chi phí hoạt động.

Cách thức marketing: Đội ngũ marketing chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa

được đào tạo bài bản, chủ yếu mang tính chất tự phát do đó công tác tiếp thị bộc lộ nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc tiếp thị, phát triển khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán buôn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)