Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã kim quan, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 62 - 64)

4. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

* Nhà vệ sinh hộ gia đình

Bảng 3.6. Thực trạng nhà vệ sinh xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Không có 0 0

2 Hố xí tạm (tre nứa…) 11 13,75

3 Nhà vệ sinh kiên cố 43 53,75

4 Nhà vệ sinh tự hoại 26 32,5

Tổng 80 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ gia đình)

Nhận xét: Đa số người dân đều có ý thức làm nhà vệ sinh, tuy nhiên tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn còn cao chiếm 14%. Hố xí chỉ được kê lên bằng tấm ván, che kín xung quanh, thậm chí có hộ gia đình không che đậy gì. Khi trời mưa gió ẩm ướt, ruồi nhặng, côn trùng phát triển gây mất vệ sinh. Trong thời gian tới để đảm bảo đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, chính quyền xã cần hỗ trợ bà con xi măng để xây bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Ngoài ra, do địa bàn dân cư thưa thớt phần lớn nước thải từ nhà vệ sinh được thải ra môi trường ngấm xuống đất. Một số hộ gia đình ven sông suối đã thải nước thải xuống thẳng sông suối, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nếu không có biện pháp xử lý. Kết quả điều tra về các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh của 80 hộ dân tại xã Kim Quan được thể hiện tại Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

STT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Ngấm xuống đất 47 58,75

2 Sông suối... 5 6,25

3 Cống thải chung của địa phương 0 0

4 Bể tự hoại 28 35

Tổng 80 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ gia đình) * Vấn đề chuồng trại

Hình 3.2. Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc ở xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ gia đình)

Qua hình tỷ lệ kiểu chuồng trại cho thấy vẫn có 2,5% hộ gia đình không có chuồng trại nuôi nhốt. Ở đây vật nuôi không được nuôi nhốt mà vẫn thả rông, người dân thường buộc dưới gốc cây trong vườn nhà, không thu gom phân gia súc gây mất vệ sinh. Mặc dù đã có 87,5% hộ gia đình có chuồng trại nhưng chuồng trại đặt liền kề khu nhà ở chiếm 15%, điều này ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong

gia đình. Ruồi nhặng phát triển, mùi phân bốc lên gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra do phong tục tập quán nhà sàn một số gia đình vẫn buộc gia súc dưới sàn nhà chiếm tới 10%. Trong thời gian tới cần tuyên truyền vận động các hộ dân làm chuồng trại gia súc ra xa nhà để đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo kết quả điều tra, từ năm 2017 đến nay trên địa bàn xã Kim Quan chưa có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Các ban, ngành chức năng tại xã đã thường xuyên thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ, có biện pháp xử lý dứt điểm các cơ sở kinh doanh tự phát; cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, chế biến, tiêu dùng rau, thịt an toàn; nói không với chất cấm trong chăn nuôi; nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nâng cao ý thức của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thực phẩm và sản xuất nông - lâm - thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã kim quan, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)