4. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Xâydựng nông thôn mới ở Việt Nam
a) Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Mục tiêu đặt ra là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 3.289 xã (đạt 36,84%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, bên cạnh việc cải thiện điều kiện sinh sống, sản xuất còn góp phần thúc đẩy giao lưu hàng
hóa, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống kinh tế khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc và đây là một trong những kết quả rõ nét của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo tín hiệu của thị trường; đầu tư cho cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; ưu tiên thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn. Kinh tế phát triển, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân [8].
Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, nhất là ở một số làng nghề. Rác thải sinh hoạt nông thôn ngày càng trở thành một vấn đề phức tạp, chưa có biện pháp quản lý, giải quyết hiệu quả. Tình hình ô nhiễm môi trường ở một số địa bàn nông thôn ngày càng phức tạp, khó xử lý, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương. Chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước tuy có tiến bộ nhưng sự chuyển biến chưa rõ nét, vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm.
b) Xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương tại Việt Nam Xây dựng nông thôn mới tại Hà Giang
Nếu như ở các tỉnh đồng bằng, xây dựng nông thôn mới (NTM) cần rất nhiều nỗ lực thì với tỉnh Hà Giang, nhất là các huyện vùng biên giới như: Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ..., việc xây dựng NTM càng khó khăn gấp bội. Hà Giang là tỉnh có điều kiện địa lý đồi núi chia cắt, sạt lở, lũ quét thường xuyên xảy ra. Thế nhưng, nhờ cách làm phù hợp, các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang đã thu được kết quả ban đầu trong xây dựng NTM.
Năm 2019 Hà Giang đặt mục tiêu thực hiện nâng tiêu chí nông thôn mới, toàn tỉnh không còn xã đạt dưới 7 tiêu chí, hoàn thành 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến hết tháng 6/2019, tổng nguồn lực huy động để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Giang đạt gần 590 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa đạt khoảng 65 tỷ đồng. Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Hà Giang đã phân bổ 3 tỷ đồng cho các đơn vị thực hiện các hoạt động có liên quan đến chương trình này như xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chia sẻ về khó khăn trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Hà Thị Minh Hạnh cho rằng, để triển khai
chương trình xây dựng nông thôn mới, Hà Giang cần nhu cầu nguồn lực rất lớn. Tuy nhiên, do là tỉnh nghèo nên việc bố trí nguồn lực rất hạn chế, việc bố trí lồng ghép các nguồn lực và huy động xã hội hóa cũng đạt không cao [16].
Xây dựng nông thôn mới tại Yên Bái
Năm 2018, tỉnh Yên Bái có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới của tỉnh lên 46 xã. Điển hình về xây dựng nông thôn mới tại Yên Bái là huyện Trấn Yên, từ xây dựng nông thôn mới, bức tranh huyện miền núi đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Đến nay, 100% thôn, bản trong huyện có đường ô tô; trong đó, 65% đường đã được bê tông hóa. Các công trình thủy lợi, chợ trung tâm xã, trường học, nhà văn hóa… trên địa bàn được kiên cố hóa, đảm bảo phục vụ cho giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Để có được kết quả này, Trấn Yên luôn đẩy mạnh các giải pháp để huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Chỉ trong giai đoạn 2016 - 2018, huyện đã huy động được gần 110 tỷ đồng từ các nguồn cho xây dựng nông thôn mới. Tính đến hết năm 2018, 100% các xã trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt từ 10 tiêu chí trở lên, trong đó có 15 xã đã được tỉnh Yên Bái thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với tiêu chí nông thôn mới cấp huyện cũng đạt 6/9 tiêu chí. Kinh nghiệm của Trấn Yên là xác định công tác tuyên truyền như một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Đối tượng cần tuyên truyền đầu tiên là cán bộ, công chức cấp xã thì sẽ tạo ra nhận thức ngay từ cán bộ, công chức vì đó chính là lực lượng sẽ tuyên truyền đến người dân hiểu được xây dựng nông thôn mới là phục vụ cho nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính bản thân người dân. Nhờ đó, Trấn Yên đã tạo được sự đồng thuận rất lớn trong việc xây dựng nông thôn mới của huyện.
Tỉnh Yên Bái đã hình thành được các vùng chuyên canh như: vùng lúa chất lượng cao; vùng cây ăn quả có múi, vùng trồng sơn tra, vùng quế…với tổng diện tích trên 260 nghìn héc ta. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 4,5%/năm.
Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn của tỉnh đạt 32 triệu đồng/người/năm, gấp đôi so với năm 2015; toàn tỉnh có 64/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới và Trấn Yên được công nhận là huyện nông thôn mới [24].
Xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang
Năm 2012 tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030. Theo kết quả rà soát, đánh giá tại thời điểm lập Đề án, tỉnh Tuyên Quang chưa có xã nào đạt tiêu chí môi trường, tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 59,7%, tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sạch theo quy chuẩn quốc gia đạt 37,6%; nghĩa trang, bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn các xã chưa được đưa vào quy hoạch; tỷ lệ số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh đạt 59,5%; tỷ lệ số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 41,3%; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 32,2%. Trên địa bàn tỉnh chưa có chính sách riêng để thực hiện các nội dung của tiêu chí môi trường.
Nhìn chung, khu vực nông thôn của tỉnh Tuyên Quang những năm 2010-2012 chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, người dân vẫn canh tác, chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Môi trường sống khu vực nông thôn khá trong lành, không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, công tác vệ sinh môi trường, cải tạo, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp chưa được quan tâm, ý thức của người dân về vệ sinh môi trường còn thấp và chậm chuyển biến. Tỷ lệ nhà tắm, nhà tiêu vẫn còn rất thấp và chưa được người dân quan tâm đầu tư, việc nuôi nhốt gia súc, gia cầm gần nhà ở, dưới gầm nhà, chuồng trại chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh vẫn tồn tại ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Ngoài những chính sách hỗ trợ hoạt động về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường nông thôn như: Chính sách cho hội viên, nông dân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất tiền vay để xây dựng công trình nhà tiêu và hệ thống chuồng trại chăn nuôi theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012, Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 24/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chương trình hỗ trợ thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chương trình hỗ trợ xây dựng hầm Biogas và nhà vệ sinh tự hoại hộ gia đình bằng vật liệu nhựa Composite cho các hộ di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang và các hộ sở tại bị ảnh hưởng; Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vốn vay Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016-2020.
Năm 2015, sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tuyên Quang đã có 129/129 xã được phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới. Có 10 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 7,8% (tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75,0%; 50% số hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia; 65,5 % số cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường; 58,5% số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh; 52,8 % số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; 10/129 xã có đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường; 11/129 xã có quy hoạch và quản lý nghĩa trang theo quy hoạch; 65% chất thải, nước thải khu vực nông
thôn được thu gom và xử lý theo quy định). Đến tháng 6 năm 2019, tỉnh Tuyên Quang có 38 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 29,46%.