CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên xã Kim
Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
1.4.1. Điều kiện tự nhiên xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý
Xã Kim Quan là một xã nằm ở phía Tây của huyện Yên Sơn, cách trung tâm huyện lỵ Yên Sơn mới khoảng 51km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 42 km về phía Tây theo tuyến Quốc lộ 2C, với tổng diện tích tự nhiên là 3.047,26 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên của huyện. Xã Kim Quan có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp xã Trung Sơn;
- Phía Nam giáp xã Trung Yên (huyện Sơn Dương); - Phía Đông giáp thôn Bum, xã Hùng Lợi;
- Phía Tây giáp xã Công Đa.
* Địa hình, địa mạo
Xã Kim Quan có địa hình chủ yếu là vùng núi thấp, dốc dần theo hướng Bắc- Nam, hình thành 2 dạng địa hình đặc trưng:
- Vùng núi (độ cao 300-500m): Độ dốc trung bình 10-200 chiếm 66,75%; phân bố đồng đều trên địa bàn xã, có khả năng phát triển cây lâu năm.
- Địa hình đồi thấp và đất bằng nằm dọc theo sông, suối và trong các thung lũng. Vùng này chiếm 33,3% diện tích tự nhiên, có tiềm năng phát triển cây xanh lương thực, rau màu và công nghiệp ngắn ngày.
* Địa chất công trình
Qua quan sát thực tế và khảo sát, xem xét một số các công trình đã xây dựng kiên cố tại địa phương cho thấy: Nền đất khu vực tương đối ổn định, các công trình xây dựng 2-3 tầng đầu xử lý móng ở mức đơn giản.
* Khí hậu
- Khí hậu của xã mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa đông hanh khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 160C, nhiệt độ các tháng mùa hè là 280C. Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 300C; Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 160C.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80-82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 76-82%.
* Thủy văn - Thủy lợi
Kim Quan có hệ thống sông và các nhánh suối nhỏ, phân bố không đồng đều trên địa bàn. Sông Phó Đáy và hệ thống ao, hồ, sông ngòi kênh mương thủy lợi là nguồn nước chính tưới cho đồng ruộng và cũng là hệ thống tưới tiêu trên địa bàn xã. Toàn xã có 93,36 ha diện tích đất mặt nước ao hồ nhỏ, chiếm 3,06% tổng diện tích tự nhiên.
Mạng lưới thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của Sông Phó Đáy và các khe suối nhỏ khác, những cánh đồng ven sông, suối này được bồi đắp một lớp phù sa mầu mỡ thuận lợi cho cây mầu phát triển. Hàng năm lượng mưa khá nhiều, trung bình khoảng 1.800-1.900mm/năm và phân bố không đồng đều theo mùa, mưa nhiều tập trung vào tháng 7,8,9 trong năm gây ảnh hưởng đối với một số diện tích gieo trồng mùa vụ.
Nguồn nước mặt của xã Kim Quan được cung cấp chủ yếu từ các con sông, suối chạy qua xã.
* Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã phần lớn diện tích là đất đỏ vàng trên đá sét (chiếm khoảng 40% diện tích), đất có thành phần cơ giới thịt trung bình độ dày tầng đất trên 120cm. Ngoài ra còn có các loại đất vàng nhạt trên cát, đất xám bạc màu...
Tổng diện tích đất tự nhiên: 3.047,26 ha; bao gồm:
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
TT Chỉ tiêu Hiện trạng (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3.047,26 100 I ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.827,66 92,79 1 Đất sản xuất nông nghiệp 391,93 12,86
a Đất trồng cây hàng năm 285,28 9,36
Đất trồng lúa 151,82 4,98
Đất trồng cây hàng năm khác 133,45 4,38
b Đất trồng cây lâu năm 106,65 3,50
2 Đất lâm nghiệp 2.417,62 79,34
a Đất rừng sản xuất 1.937,22 63,57
b Đất rừng phòng hộ 480,40 15,76
3 Đất nuôi trồng thủy sản 18,11 0,59 II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 162,58 5,34
1 Đất ở 27,71 0,91
2 Đất chuyên dùng 54,86 1,80 a Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3,95 0,13
b Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00
c Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,33 0,04 d Đất có mục đích công cộng 1,26 0,04 e Đất sử dụng vào mục đích công cộng 49,58 1,63
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,00 0,00 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,98 0,23 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 73,04 2,40 II ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 57,02 1,87 1 Đất bằng chưa sử dụng 31,43 1,03 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 25,59 0,84 3 Núi đá không có rừng cây 0,00 0,00
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của các thôn được cung cấp chủ yếu từ các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã và nước mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.800 -1.900 mm). Nguồn nước mặt của xã chịu ảnh hưởng theo mùa, lượng nước dồi dào vào các tháng 7, tháng 8 hàng năm. Về cơ bản nguồn nước đã đáp ứng được yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm: Kim Quan là một xã miền núi nên nguồn nước ngầm cũng có nhiều hạn chế, việc khai thác sử dụng nguồn nước của nhân dân trong xã chưa cao. Khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đa số các hộ gia đình khai thác nguồn nước ngầm bằng cách đào giếng gia đình, tuy nhiên nguồn nước sinh hoạt chưa đáp ứng nhu cầu dùng cho sinh hoạt, nhất là vào mùa đông ít mưa, lượng nước khan hiếm.
- Tài nguyên rừng
Tại xã Kim Quan, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.417,62 ha, chiếm 79,34% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã và chiếm 85,5% trong nhóm đất nông nghiệp. Trong đó, Khuôn Hẻ là thôn nhiều rừng nhất xã Kim Quan với diện tích hơn 300 ha, trong đó có 200 ha rừng tự nhiên.
Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch phân vùng phát triển và phân định thành các loại đất rừng chính gồm: rừng sản xuất, rừng tự nhiên. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Rừng tái sinh có ở cả 8 thôn trong xã với gần 500 ha. Những diện tích này đã được giao cho hàng trăm hộ dân, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ. Xã đã thực hiện trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy gắn với cơ sở chế biến trên toàn bộ diện tích đất rừng sản xuất hiện có tại các thôn trên địa bàn xã; chăm sóc rừng trồng đảm bảo đạt năng suất bình quân 100m3/ha; hướng dẫn các hộ trồng keo và cây có giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ phát triển rừng được chính quyền và nhân dân trong xã thực hiện tương đối tốt, nhất là công tác chỉ đạo, vận động nhân dân phủ xanh đất trống đồi núi trọc cũng như tập trung thực hiện quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với từng cây, con theo hướng tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa.
- Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường
Toàn xã có 7 dân tộc bao gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Mông, Hoa đang sinh sống trong 8 thôn. Sự giao hòa giữa các nền văn hóa của cộng đồng người bản địa và nền văn hóa miền xuôi của người Kinh đã mang lại những nét đặc trưng phong phú trong tập quán sinh hoạt cũng như kinh nghiệm sản xuất và văn hóa tín ngưỡng dân gian.
Nhìn chung, cảnh quan và môi trường của xã Kim Quan vẫn mang đặc trưng của miền núi: Với những dãy núi dài và cánh rừng tự nhiên, khí hậu ôn hòa trong lành, ít bị ô nhiễm.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
* Thực trạng phát triển kinh tế
Tổng sản lượng lương thực năm 2019 đạt 1.894,2/1.894,1 tấn đạt 100% kế hoạch. Trong đó thóc 1.466,3 tấn, ngô 427,9 tấn. Bình quân lương thực trên đầu người là 535 kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 23 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên bình quân thu nhập không đều, chủ yếu tập trung ở các thôn trung tâm xã, khu chợ, các hộ kinh doanh dịch vụ thương mại.
- Trồng trọt:
Bảng 1.3. Các loại cây trồng phổ biến tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Đạt kế hoạch (%) Năng suất bình quân (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 248,5 108 59 1.466,3 Ngô 88 100 48,6 427,9 Lạc 08 100 21,7 17,3 Đậu tương 14,5 100 19,8 28,7 Khoai lang 22 100 - -
Cây ngô thức ăn
gia súc 34 567 - -
Cây mía 20 167 - -
Chè 37,13 100 - 272,91
Cây ăn quả 36,9 100 - -
(Nguồn: UBND xã Kim Quan, 2019) - Lâm nghiệp: Năm 2019 xã Kim Quan đã trồng được 119/117 ha, đạt 102% kế hoạch. Diện tích đã khai thác 29,46/80 ha, đạt 37% kế hoạch; sản lượng 2,514/8.000m3, đạt 31% kế hoạch.
- Chăn nuôi, thú y:
Bảng 1.4. Các loại vật nuôi phổ biến tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Các loại
vật nuôi Đơn vị tính Kế hoạch giao Số lượng thực tế Đạt kế hoạch (%) Trâu con 708 451 71 Bò con 307 360 117 Lợn con 2.984 1.117 37,4 Gia cầm con 35.652 35.927 100,7 Cá ha 24,1 24,1 100
Công tác Thú y: UBND xã đã xây dựng kế hoạch tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc vụ Đông xuân năm 2019 đến các thôn bản và triển khai tiêm phòng đạt kết quả: Tiêm Lở mồm long móng đàn trâu 347/403 con đạt 86,1 %; đàn bò 203/299 con đạt 68 %; Tiêm tụ huyết trùng: Trâu 378/403 con đạt 93,7 %, đàn bò 242/299 con đạt 80,9 %; Tiêm tụ huyết trùng lợn 300/782 con đạt 38,3%; Tụ huyết trùng gia cầm và Niucatson 3.200/14.900 con đạt 21,4 %; Tiêm phòng dại cho đàn chó 250/509 con đạt 49,1 %.
Trong năm 2019, xã cũng đã triển khai kế hoạch về phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn. Thành lập các Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn Châu phi; thành lập tổ công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn xã; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ tại các chợ, các điểm kinh doanh, giết mổ, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm. Thực hiện tốt việc kiểm soát, vận chuyển gia súc ra vào địa bàn xã. Đến tháng 12/2019, trên địa bàn xã có đàn gia súc, gia cầm ổn định không có dịch bệnh xảy ra.
- Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp: Trên địa bàn xã có 03 hợp tác xã Nông lâm nghiệp thực hiện các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho các hộ gia đình làm nông nghiệp trong xã.
- Công tác thủy lợi: Hệ thống công trình thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn xã đã thực hiện kiên cố 19,815/26,984 km kênh mương nội đồng, đảm bảo diện tích đất trồng lúa 2 vụ được tưới nước chủ động 98/111 ha, đạt 85,6%.
- Khu vực kinh tế dịch vụ: Trên địa bàn xã thường xuyên duy trì các phiên chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến giao thương hàng hóa với chủng loại đa dạng.
- Thu ngân sách: UBND xã tập trung chỉ đạo bộ phận chuyên môn thu thuế, phí, lệ phí theo quy định. Đến ngày 24/12/2019, tổng thu ngân sách thực hiện là 5.686.493.989 đồng, đạt 131,1 % kế hoạch và tổng chi ngân sách là 5.025.159.145 đồng, đạt 115,9 % kế hoạch. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tại thời điểm báo cáo là trên 49,7 tỷ đồng (Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: trên 28,4 tỷ đồng; Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội: 21,3 đồng).
* Dân số và lao động
Tổng dân số toàn xã là 837 hộ với 3.537 nhân khẩu. Tổng số lao động trên địa bàn là 1.870 lao động. Tỉ lệ lao động nông nghiệp lớn với 1.309 người, chiếm 70% tổng số lao động toàn xã; lâm nghiệp có 228 người chiếm 12,19%; công nghiệp có 53 người chiếm 2,83%; dịch vụ và thương mại có 280 người chiếm 14,97%.
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp hiện trạng dân số toàn xã TT Tên thôn Hiện trạng năm 2019 Số hộ Số khẩu 1 Khuân Quại 56 240 2 Khuân Điển 105 411 3 Khuổi Phát 73 347 4 Làng Thang 83 369 5 Làng Hản 107 440 6 Làng Nhà 165 650 7 Kim Thu Ngà 146 672 8 Khuân Hẻ 102 408 Tổng 837 3.537
(Nguồn: UBND xã Kim Quan, 2019)
Bảng 1.6. Dân số xã Kim Quan tính theo thành phần lao động
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019
1 Tổng dân số 3.537
2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,1
3 Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi Người 1.870
3.1 Nông nghiệp (Tỷ lệ) % 70
3.2 Lâm nghiệp (Tỷ lệ) % 12,19
3.2 Công nghiệp (Tỷ lệ) % 2,83
3.4 Dịch vụ, thương mại (Tỷ lệ) % 14,97
4 Trình độ lao động
4.1 Đã qua đào tạo Người 898/1.870
Tỷ lệ % 48,02
4.2 Chưa qua đào tạo Người 972/1.870
Tỷ lệ % 51,98
* Thực trạng cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Hệ thống giao thông tại xã chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Nhiều tuyến đường chưa được bê tông hóa nên còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giao thông và vận chuyển nông sản tại xã, đặc biệt là trong mùa mưa.
Về điện: Đến nay 100% số hộ trong toàn xã đã được sử dụng điện ổn định từ mạng lưới điện quốc gia. Các công trình trong hệ thống điện do ngành điện quản lý đầu tư và quản lý hiện nay có 8 trạm biến áp, hiện tại nguồn điện để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Về y tế: Trạm y tế xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trạm có 2 dãy nhà xây, 1 dãy nhà 2 tầng gồm 10 gian, 1 dãy nhà xây 1 tầng. Có sân và vườn thuốc nam. Tổng diện tích sử dụng 3.850 m2 với diện tích xây dựng là 520 m2.
Về giáo dục: Trong những năm qua hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo của toàn xã nói chung không ngừng đầu tư cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ số phòng học bán kiên cố, kiên cố đạt trên 72%; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao ở các cấp.
Bưu điện: Bưu điện văn hóa xã có 1 điểm. Diện tích chiếm đất là 105 m2 được xây theo quy định của ngành Bưu chính viễn thông nhưng chưa đủ các thiết bị phục vụ viễn thông theo quy định. Tại các thôn đã có điểm truy cập Internet.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu được thu thập từ năm 2017 đến năm 2019.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020. - Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Nội dung nghiên cứu