Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã kim quan, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 44 - 46)

4. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu một vấn đề là việc nghiên cứu các đối tượng trong tổng hoà các mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau. Các đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ với các đối tượng khác.

Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu hợp thành lãnh thổ, đồng thời là công cụ đắc lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên môi trường (Ixatrenko, 1972).

Việc nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Kim Quan dựa trên quan điểm tổng hợp theo hướng: Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiện trạng môi trường như vấn đề sử dụng nước sạch, các nguồn rác thải, nước thải, công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại hợp vệ sinh, đảm bảo an ninh lương thực,…; nghiên cứu tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, qua đó có được kiến thức tổng quan phục vụ cho việc đánh giá công tác thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại xã Kim Quan.

b) Quan điểm hệ thống

Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh được gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành các hệ thống các cấp thấp hơn và chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau. Các thành phần tạo nên cấu trúc bên trong của một hệ thống có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau. Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần khác và có khi làm thay đổi cả hệ thống đó.

Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà tuỳ thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn đại diện có vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định đến thuộc tính cơ bản của tổng thể.

c) Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ hay quan điểm vùng đặc thù của khoa học địa lý. Mỗi đối tượng địa lý là một hệ thống tự nhiên, gắn vào một lãnh thổ cụ thể, tại đó có một chuỗi quá trình và hoàn cảnh không gian duy nhất, không lặp lại ở bất kỳ nơi nào trên bề mặt Trái Đất. Vì vậy, tất cả các vấn đề nghiên cứu không được tách rời với không gian lãnh thổ phân bố.

d) Quan điểm thực tiễn

Bất cứ một đề tài nghiên cứu nào cũng được xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm chứng. Đề tài đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Quan xuất phát từ thực tiễn môi trường và an ninh lương thực nông thôn đang dần bị đe dọa và cần được bảo vệ, từ đó nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất giúp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm.

e) Quan điểm phát triển bền vững

Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế

và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã kim quan, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)