4. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt
Xã Kim Quan là xã có tiềm năng nước dồi dào, hệ thống sông và các nhánh suối nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp, công nghiệp của địa phương. Tuy nhiên nguồn nước này phân bố không đồng đều. Hàng năm lượng mưa khá nhiều, trung bình khoảng 1.800 - 1.900mm/năm, mưa nhiều tập trung vào tháng 7, 8, 9 trong năm, gây ảnh hưởng tới một số diện tích gieo trồng mùa vụ.
Điều tra ngẫu nhiên 80 hộ gia đình tại 08 thôn trên địa bàn xã về các nguồn cung cấp nước cũng như chất lượng nước dùng trong sinh hoạt tại các hộ gia đình cho kết quả tại các bảng sau:
Bảng 3.2. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Các nguồn cấp nước sinh hoạt
Nước máy Nước tự nhiên (ao, sông, suối,..) Giếng khoan, giếng đào Tổng Lọc Không lọc Lọc Không lọc Lọc Không lọc Số hộ sử dụng - - 3 8 22 47 80 Tỷ lệ (%) - - 3,75 10 27,5 58,75 100
Bảng 3.3. Chất lượng nước dùng trong sinh hoạt xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
STT Chất lượng Số hộ gia đình Tỉ lệ (%) 1 Có mùi 1 1,25 2 Có vị 1 1,25 3 Khác 0 0 4 Không có vấn đề gì 78 97,5 Tổng 80 100 %
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ gia đình)
Nhận xét: Qua thực tế điều tra trên địa bàn xã kết quả cho thấy hầu hết các hộ đều sử dụng nước giếng khoan, giếng đào chiếm 90%. Do là nước nguồn nên người dân hầu hết sử dụng trực tiếp ít qua hệ thống lọc. Tuy nhiên cũng có các hộ lọc nước qua hệ thống bể lọc để sử dụng. Nhìn chung, bằng cảm quan cho thấy chất lượng nguồn nước sinh hoạt tương đối tốt, hợp vệ sinh (không có mùi, vị khác lạ). Tuy nhiên, để xác định rõ chất lượng nước có đảm bảo hay không cần phân tích chất lượng nước để biết chính xác hơn. Bên cạnh việc sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, người dân còn sử dụng nguồn nước tại các công trình cấp nước tập trung được nhà nước đầu tư tại thôn Làng Nhà, Khuổi Phát, Kim Thu Ngà.