Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 28 - 29)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Môi trường pháp lý

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ngành ngân hàng đã có

các luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng, … do đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.

Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Do đó một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả Pháp luật càng ổn định càng tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển và mở rộng. Cũng như mọi hoạt động khác, để sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cần phải có những quy tắc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia nhằm đảm bảo công bằng, hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)