9. Kết cấu của luận văn
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng tài sản 329.187 368.469 406.041
Vốn huy động 302.806 325.461 370.136
Dư nợ tín dụng 225.595 232.157 257.172
Tỷ lệ nợ xấu 6.68% 4.59% 2.11%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2016- 2018)
Nhìn bảng số liệu thống kê 2.1 nhận thấy rằng Sacombank đặt mục tiêu tái cấu trúc danh mục tài sản, gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời thông qua việc tái cơ cấu hệ khách hàng theo hướng phân tán, phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả và an toàn. Tính đến năm 2018 tổng tài sản đạt 406.041 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Bên cạnh đó, Sacombank duy trì mức lãi suất hợp lý nhằm cơ cấu hệ khách hàng bền vững, ổn định đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 370.136 tỷ đồng, tăng 9.8% so với đầu năm.
Tương tự, tình hình dư nợ tín dụng của ngân hàng cũng có những bước ngoặt thay đổi, nhìn chung qua các năm số liệu đạt được đều tăng đánh dấu mức độ khả quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù tiềm năng tín dụng khá lớn nhưng Sacombank vẫn duy trì tốc độ tăng trong hạn mức cho phép của NHNN, tạo điều kiện tốt trong công tác cơ cấu lại hệ thống khách hàng vay, ưu tiên cho vay VND với kỳ hạn ngắn, phân tán lại các ngành nghề ít rủi ro với lãi suất tối ưu, giảm cho vay USD phù hợp với chủ trương chống đô la hoá của NHNN. Tính đến 31/12/2018
tổng dư nơ tín dụng đạt 257.172 tỷ đồng, tăng 14% mức tăng trưởng tín dụng được kiểm soát trong biên độ cho phép của NHNN.
Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Sacombank chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng. Đẩy mạnh cảnh báo rủi ro, nâng cao công tác thẩm định, quản lý và giám sát chặt chẽ sử dụng vốn vay, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho Sacombank đẩy nhanh tiến độ thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu. Kết quả đã được cải thiện rõ rệt tỷ lệ nợ xấu đã giảm về mức 2.11% tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của Sacombank gấp hơn hai lần so với năm 2017.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2016- 2018 đã phần nào khẳng định vị thế và sự tin tưởng mà khách hàng dành cho ngân hàng, thông qua số liệu phân tích có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được là vô cùng khả quan, tích cực, và cho thấy sự cạnh tranh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh so với các NHTM khác.
Bảng 2.2: Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lợi nhuận trước thuế 156 1492 2247
Thu thuần dịch vụ 1430 2624 2682
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2016- 2018)
Phân tích bảng số liệu, tình hình lợi nhuận qua các năm của ngân hàng nhìn chung đều có dấu hiệu tăng. Cụ thể, với sự nổ lực của mình Sacombank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với lợi nhuận tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận trước
thuế hợp nhất năm 2018 là 2.247 tỷ đồng, vượt 22.3% so với kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao.
Sacombank tiếp tục khẳng định lợi thế bán lẻ triển khai hiệu quả hoạt động ngân hàng số, tăng nguồn thu dịch vụ và lợi nhuận. Kết quả, ngân hàng triển khai khá thành công các sản phẩm dịch vụ, ứng dụng ngân hàng số với hàm lượng công nghệ cao, nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử phiên bản mới cho cả hai kênh Internet Banking và Mobile Banking với nhiều tính năng vượt trội trên nền tảng công nghệ bảo mật hiện đại; thu dịch vụ trong năm 2018 đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 47.1% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 23% tổng nguồn thu.
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín