Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 56)

9. Kết cấu của luận văn

2.4 Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tạ

mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín gia đoạn 2016-2018 2.4.1 Kết quả đạt được

Do sự chỉ đạo của Ban giám đốc cũng như những nổ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sacombank cũng đạt được những kết quả nhất định:

Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán, liên tục tăng trưởng và phát triển mạnh qua các năm.

Thứ hai, triển khai ứng dụng ngân hàng số với hàm lượng công nghệ cao; nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử phiên bản mới cho cả hai kênh Internet Banking và Mobile Banking với nhiều tính năng vượt trội trên nền tảng công nghệ bảo mật hiện đại.

Thứ ba, mạng lưới hệ thống giao dịch rộng khắp, hiện đại giúp khách hàng thuận tiện khi giao dịch. Chuẩn hóa nhận diện thương hiệu, đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sacombank vinh dự nhận 5 giải thưởng từ tổ chức thẻ quốc tế Visa, do những đóng góp mang lại hiệu quả thiết thực dành cho các chủ thẻ nói riêng cũng như cho thị phần thẻ Visa tại Việt Nam nói chung. Thứ tư, đào tạo bài bản đội ngũ nhân viên bán hàng thông qua việc nâng cao trình độ, năng lực bán hàng bằng tổ chức các lớp học nghiệp vụ hàng tháng, hàng quý. Tổ chức các buổi họp bán hàng để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình tác nghiệp.

Thứ năm, phát triển TTKDTM giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khẳng định thương hiệu, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định và tăng trưởng qua các năm, đồng thời giảm được các chi phí đáng kể.

Thứ sáu, hệ thống công nghệ thông tin luôn được cải tiến, nâng cấp giúp khách hàng sử dụng dịch vụ hài lòng về chất lượng, bảo mật thông tin và an toàn khi sử dụng các dịch vụ của Sacombank, tạo niềm tin cho khách hàng.

2.4.2 Những hạn chế

Song song với những kết quả đạt được Sacombank vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:

Thứ nhất, nguồn lực tài chính ngân hàng còn hạn chế nên trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như việc ứng dụng công nghệ vào các phương thức thanh toán chưa được đầu tư tốt nhất.

Thứ hai, quy trình, thủ tục đăng ký sử dụng các phương thức thanh toán còn chưa được đơn giản hóa. Các áp ứng dụng từ ngữ còn khó hiểu. Thẻ ngân hàng chưa được đồng bộ hoàn toàn về tính năng như phi tiếp xúc, chip…

Thứ ba, phí khi sử dụng các phương thức thanh toán còn cao chưa thật sự canh tranh so với các ngân hàng bạn. Công tác chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ còn chưa tốt.

Thứ tư, phương thức thanh toán của ngân hàng đa dạng đây là một điểm tốt của ngân hàng, nhưng nó đòi hỏi sự cập nhật thông tin liên tục của nhân viên ngân hàng, tuy nhiên với thời gian giao dịch và lượng khách hàng đông thì việc cập nhật thông tin đôi lúc không kịp, hoặc không cụ thể rõ ràng gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn phương thức phù hợp.

Thứ năm, Thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ POS là phương tiện thanh toán đã được ứng dụng nhiều năm nay. Tuy nhiên công tác marketing đến các cửa hàng lắp đặt còn chưa được đẩy mạnh, chưa phát huy được lợi thế của phương tiện này.

Thứ sáu, các kênh thanh toán vẫn còn tình trạng quá tải. Một số kênh thanh toán vì số lượng giao dịch quá nhiều nên bị nghẽn mạng vào cuối giờ hay những giờ cao điểm, lễ…

2.4.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật đảm bảo cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nên các chủ thể không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán xét cả từ khía cạnh người tổ chức thanh toán và cả người sử dụng

các dịch vụ thanh toán. Vì vậy, cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể yên tâm và tham gia tích cực vào hoạt động thanh toán. Từ đó mà không ngừng mở rộng và phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng.

Trình độ dân trí thấp, lạc hậu, người dân không am hiểu hoặc hiểu rất ít về thanh toán không dùng tiền mặt, khi đó thanh toán bằng tiền mặt là cách đơn giản và tiện lợi, còn thanh toán không dùng tiền mặt là điều xa vời đối với họ. Tâm lý e ngại, sợ phiền hà với thủ tục ngân hàng, ngại thay đổi dẫn đến việc gặp không ít khó khăn khi triển khai và phát triển các phương thức thanh toán.

Áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng tăng, các ngân hàng không chỉ cạnh tranh nhau về lãi suất, phí mà còn cạnh tranh về công nghệ, nhân lực.

Nguyên nhân chủ quan

Chất lượng cán bộ nhân viên còn chưa được nâng cao tuyệt đối, vẫn còn một số cá nhân, bộ phận có thái độ không cởi mở, thân thiện với khách hàng, không tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong việc lập và làm thủ tục thanh toán, gây tâm lý ngại sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt ở khách hàng.

Công tác quảng cáo, tuyên truyền cho người dân biết về tiện ích của hình thức thanh toán này còn hạn chế. Một số phương thức thanh toán của ngân hàng chưa tạo được sự khác biệt với các phương thức thanh toán của ngân hàng khác, phí và lãi suất chưa cạnh tranh.

Chưa xây dụng được các chương trình kích thích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho nhu cầu hàng ngày của mình.

Biết được các yếu tố thực tế tác động đến hoạt động TTKDTM và phân tích những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các phương thức trên, đòi hỏi Sacombank cần xem xét để có thể có những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTKDTM của mình.

Kết luận chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận tổng quan về TTKDTM nêu ở chương 1, chương này tác giả đã phân tích thực trạng TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2016-2018, đồng thời trình bày các kết quả đạt được, các nguyên nhân và hạn chế còn tồn đọng và khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM. Từ đó làm tiền đề nghiên cứu chương 3, đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTKDTM tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Thanh toán không dùng tiền mặt không những mang lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn mang lại lợi ích cho các NHTM nói chung và ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín nói riêng cũng như cho mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ cho các nhu cầu mỗi ngày của mình. Khi TTKDTM được đẩy mạnh và trở thành một phương thức thanh toán chính trong xã hội thì nó mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp, tiết kiệm được thời gian và mang lại an toàn cho người sử dụng…. Tuy nhiên để đẩy mạnh phát triển hoạt động này cần nhiều sự nổ lực cũng như cần có các giải pháp phù hợp.

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2019-2022 hàng Thương mại cổ phần sài Gòn Thương Tín giai đoạn 2019-2022

Tích cực tăng trưởng thị phần, tận dụng thế mạnh mạng lưới và nền tảng công nghệ hiện đại, nhằm đạt mục tiêu đạt Top 10 Ngân hàng Việt Nam.

Gia tăng chất lượng phục vụ, rút ngắn thời gian giao dịch; cải tiến SPDV theo hướng đa dạng, trọn gói; đẩy mạnh chiến dịch marketing nhằm thu hút và đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm về dịch vụ tài chính hiện đại - đa tiện ích.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghệ thanh toán trọng điểm, hướng tới vị trí Top Ngân hàng dẫn đầu về Internet banking, Mobile banking, Digital banking.

Tăng cường các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến, an toàn và tiện lợi, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo niềm tin vững mạnh cho khách hàng.

Hoàn tất định biên nhân sự, tái bố trí phù hợp, phát huy năng lực sở trường của cán bộ nhân viên; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lý tưởng, tạo cơ hội phát triển cho cán bộ nhân viên.

Sacombank sẽ kết hợp với các tổ chức thẻ Visa, Master, JCB và Unionpay để bổ sung thêm nhiều ưu đãi nổi bật trong và ngoài nước dành cho khách hàng sử dụng Sacombank Pay. Mục tiêu 200.000 người tải và sử dụng trong năm 2019 và đến năm 2023 số lượng phấn đấu đạt mốc 1 triệu khách hàng sử dụng, tập trung chính các ứng dụng, tiện ích sau:

• Tặng quà, lì xì

• Mua sắm trực tuyến (vé xem phim, vé máy bay, ...) • Mua mã thẻ cào điện thoại• Tích lũy điểm tặng quà

• Đổi/chuyển điểm thưởng/dặm bay/tiền mặt... qua Sacombank Pay • Tra cứu thông tin thẻ (số thẻ, CVV, ngày hết hạn) trên ứng dụng • Định vị ưu đãi theo hành vi tiêu dùng và địa điểm khách hàng

• Giải pháp cho thẻ doanh nghiệp như cấp thêm thẻ con quản lý MCC giao dịch • Ủy thác thanh toán hóa đơn, ủy thác chuyển khoản

• Tích hợp thanh toán qua Tiki, Lazada, CG • Giới thiệu bạn bè

• Các game trúng thưởng...

• Tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng trong các vấn đề như: thay thế thẻ, khiếu nại giao dịch, mở thẻ, cho vay...

• Quản lý mục tiêu tài chính (Tiền gửi tương lai)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo và các hoạt động marketing đến người dân và các đơn vị trên địa bàn đến người dân và các đơn vị trên địa bàn

Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng với mục đích chủ yếu là nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, đồng thời tạo dựng ra vị thế cạnh

tranh của ngân hàng. Từ đó giúp cho ngân hàng dễ dàng tiếp cận được khách hàng để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Có thể sử dụng các biện pháp để thực hiện hoạt động marketing ngân hàng và thu hút khách hàng bằng các cách cụ thể sau:

Nêu chi tiết, cụ thể lợi ích của việc sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đến khách hàng, không những chú trọng đối với khách hàng cá nhân mà còn đối với khách hàng tổ chức cụ thể như:

+ Nếu KH sử dụng thẻ để thanh toán cho bất kỳ giao dịch nào với giá trị từ một trăm nghìn đồng trở lên khách hàng sẽ được hoàn từ 5-10% giá trị hóa đơn; Hay khi khách hàng sử dụng quét mã QR hoặc áp Sacombank Pay để thanh toán thì khách hàng được nhận một voucher giảm giá cho giao dịch lần sau và số phần trăm ưu đãi sẽ tăng dần cho các lần tiếp theo; Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được giảm phí mỗi quý nếu doanh số quẹt thẻ đạt theo từng thời kỳ của ngân hàng đưa ra. Như vậy KH sẽ dần hứng thú hơn với việc sử dụng thẻ để thanh toán thay vì phải đợi sếp hàng để rút tiền mặt tại ATM vào những ngày nhận lương.

+ Thường xuyên xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đa dạng đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng, kể cả sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng hay dịch vụ thẻ…

+ Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng về những khó khăn cũng như tiện lợi khi sử dụng các phương thức này để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời.

+ Mở rộng mạng lưới ở những vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho người dân ở đó được tiếp cận và làm quen dần dần với các phương thức thanh toán hiện đại bằng cách hướng dẫn tận tình, phân tích sự an toàn, thuận tiện của các phương thức này cho các khách hàng đăng ký lần đầu nhằm thay đổi tâm lý “ngại” đến ngân hàng, ngại sử dụng những phương thức thanh toán mới.

3.2.2 Hiện đại hóa công nghệ và đa dạng hóa phương thức thanh toán

Để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần Sacombank cần phải có những chính sách phát triển thích hợp như đa dạng hóa kênh phân phối và các sản phẩm của

mình, cần phải có những phương thức thanh toán mới thích hợp, thuận tiện hơn để người dân, doanh nghiệp lựa chọn. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng. Bên cạnh việc hoàn thiện những sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện có, Sacombank cần nghiên cứu triển khai thêm các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông, cụ thể như đơn giản hóa giao diện của các ứng dụng ngân hàng, thủ tục đăng ký và đăng nhập các ứng dụng đơn giản, từ ngữ dễ hiểu để phù hợp với mọi đối tượng khách hàng kể cả những khách hàng lớn tuổi, khách hàng ở khu vực nông thôn chậm thích ứng với những thay đổi nhanh về công nghệ.

Một hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn, an toàn hơn, ít rủi ro hơn thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn trong mắt khách hàng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.

Chỉ khi nào cả người dân, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các ngân hàng cùng có lợi thì mới thay đổi được thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, mới thay đổi được tư duy “sử dụng tiền mặt cho an toàn” và từng bước xây dựng văn hoá TTKDTM trong quảng đại dân chúng. Khi đó, TTKDTM mới thực sự được đẩy mạnh một cách đúng nghĩa

3.2.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Phí mà khách hàng phải trả từ việc sử dụng các phương thức TTKDTM chính là yếu tố mà khách hàng quan tâm. Bên cạnh yếu tố tiện ích, đáp ứng nhu cầu thanh toán, an toàn thì phí khi sử dụng dịch vụ chính là lựa chọn xem xét hàng đầu khi quyết định chọn sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng.

phương thức thanh toán cũng như từng đối tượng khách hàng. Phân tích lượng khách hàng tham gia các phương thức thanh toán để biết được sự ưa chuộng của họ và đẩy mạnh những phương thức đó.

Cụ thể, để triển khai tốt chính sách phí sử dụng các phương thức TTKDTM hợp lý đảm bảo tính linh hoạt và cạnh tranh, Sacombank cần:

+ Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch lâu năm hay những khách hàng thường xuyên sử dụng các phương thức thanh toán này Sacombank cần chủ động có những ưu đãi nhất định, có thể là miễn phí sử dụng hay phí chuyển khoản nếu luôn duy trì số dư tài khoản ở mức tối thiểu do ngân hàng quy định.

+ Có những ưu đãi hấp dẫn đối với những khách hàng lần đầu sử dụng các phương thức TTKDTM của ngân hàng bằng cách miễn phí cho một vài giao dịch chuyển tiền thanh toán hàng hoá hay quét mã QR đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 56)