Những nghiên cứu du lịch sinh thái trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 27)

Ở Việt Nam DLST cũng được sự quan tâm, chú ý từ những năm 1990 của thế kỷ 20. Các công trình nghiên cứu về DLST cũng từ đó được thực hiện. Cụ thể như:

- Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, (2006), Nguyễn Thị Tú. Tác giả đã phân tích khá chi tiết điều kiện phát triển du lịch sinh thái và xu thế phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên tác giả chưa làm rõ được tiềm năng DLST tại các VQG cũng như việc quản lý và khai thác tiềm năng du lịch này.

- Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Hòa (2006), Tác giả đã phân tích điều kiện và giải pháp phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam nhưng trong nghiên cứu này tác giả cũng chưa làm nổi bật được hoạt động này của Việt Nam.

- Hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, (2005), các tác giả Hoàng Hoa Quân, Ngô Hải Dương đã làm rõ thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, (2004), tác giả Đức Phan đã phân tích được xu hướng phát triển du lịch và đã kết luận trong tương lai du lịch hướng tới thiên nhiên, du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến trên thế giới và Việt Nam cần đón đầu được xu hướng này để phát triển ngành dịch vụ du lịch sao cho có hiệu quả.

- Hội nghị quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với tổ chức Hanns Seidel tổ chức tại Huế (/1997); Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” diễn ra tháng 9/1999 được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam, UICN, ESCAP và sự tài trợ của tổ chức SIDA, tại hội thảo này đã có rất nhiều

tham luận được đưa ra về những kinh nghiệm và thực tế phát triển DLST ở nhiều nơi như: Một số kết quả về đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, kết quả bước đầu nghiên cứu DLST ở Việt Nam…, các kết quả nghiên cứu tại hội thảo đã là những cơ sở bổ ích cho phát triển DLST ở Việt Nam; Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được các nội dung cơ bản của DLST, vai trò của DLST đối với phát triển bền vững và thực trạng phát triển DLST của Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái ở Việt Nam còn quá ít. Về nghiên cứu hoạt động DLST ở các VQG cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể như:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm DLST tại VQG Ba Vì của tác giả Nguyễn Văn Hợp (2007). Tác giả đã phân tích được thực trạng kinh doanh sản phẩm DLST ở VQG Ba Vì từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm DLST ở đây. Tuy nhiên, phương pháp tác giả sử dụng là phương pháp định tính.

- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường của tác giả Nguyễn Đức Hậu (2006): Công trình nghiên cứu này tác giả chủ yếu đề cập đến việc bảo tồn đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển DLST.

- Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2000) đã phân tích khía cạnh khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG để phát triển du lịch sinh thái. Tác giả đã làm rõ được tiềm năng du lịch tại VQG phù hợp với tính chất và đặc điểm du lịch sinh thái tuy nhiên cụ thể hóa cần khai thác tiềm năng du lịch này như thế nào.

- Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận của tác giả Vũ Đăng Khôi (2004). Tác giả đã đưa ra được các giải pháp phát cho phát triển DLST ở VQG Ba Vì và phương pháp mà tác giả sử dụng là phương pháp định tính.

Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp những giải pháp cho việc quản lý một cách bền vững Vườn Quốc Gia Ba Vì - Hà Nội

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

+ Xác định được thực trạng phát triển du lịch sinh thái của VQG. + Đánh giá hiệu quả của hoạt động phát triển du lịch sinh thái của VQG. + Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG.

+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Du lịch và phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì - Hà Nội.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung

Đề tài sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái của VQG và xác định những nhân tố thiếu bền vững để từ đó để xuất những giải pháp thích hợp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho vườn.

+ Về thời gian: nghiên cứu đánh giá hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì trong 10 năm

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch sinh thái của VQG

- Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái của VQG bao gồm: + Đánh giá hiệu quả kinh tế.

+ Đánh giá hiệu quả xã hội.

+ Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái.

- Đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát trình du lịch sinh thái bền vững

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch sinh thái của VQG

2.4.1.1. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để lựa chọn địa điểm nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá, phương pháp phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp cho phù hợp.

2.4.1.2. Phương pháp kế thừa tài liệu

- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Thu thập các tài liệu sẵn có về các hoạt động quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở phục vụ cho công tác phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội.

+ Các tài liệu về những loại hình du lịch sinh thái đang diễn ra tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội

+ Lịch sử hình thành vườn, qui mô, tài nguyên rừng của vườn + Kết quả hoạt động du lịch tại vườn.

Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch đến tham quan VQG Ba Vì

Năm Lượng khách (người)

Quốc tế Nội địa

2005 … 2014

+ Khó khăn và thuận lợi của VQG trong việc quản lý tài nguyên rừng và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái.

- Thu thập số liệu: Số liệu thống kê, các báo cáo nghiên cứu của các dự án bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội, du lịch…từ các viện nghiên cứu, trường đại học, VQG Ba Vì, UBND huyện Ba Vì về:

+ Quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học + Các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn nghiên cứu…

- Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hàng năm của VQG từ các năm trước cho đến cuối tháng 12 năm 2014, những thông tin thu thập sẽ được phân tích làm rõ thực trạng hoạt động phát triển du lịch sinh thái của Vườn.

2.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái của VQG

2.4.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Tôi tiến hành thu thập các thông tin về tổng thu nhập, tổng chi phí hàng năm của vườn như xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiền trả cho nhân công lao động trong vườn để từ đó tính toán ra hiệu quả kinh tế.

+ Tổng thu thập và tổng chi phí được tổng hợp số liệu qua từng năm, sử dụng phần mềm Excell để tính hiệu quả kinh tế, lập biểu đồ thể hiện hiệu quả kinh tế từ biểu đồ có thể đánh giá được mức độ thay đổi của từng năm cũng như có nhận xét cho sự thay đổi đó.

Song việc xác định lợi ích kinh tế từ du lịch dựa trên cơ sở “tổng thu nhập” còn hạn chế chưa phản ánh được rõ rệt. Do đó cần so sánh thêm các yếu tố ngoại vi và chi phí cơ hội đối với du khách được thu hút và vấn đề phụ thuộc kinh tế do du lịch sinh thái mang lại. Cụ thể xác định thu hút lượng khách du lịch tăng có tạo ra hiệu quả hay chi phí cho các hoạt động vui chơi giải trí, xây dựng thêm các công trình công cộng để tạo hiệu quả…từ đó xây dựng môi quan hệ giữa lượng khách với các chi phí cơ hội khác

Ngoài việc tính hiệu quả kinh tế dựa vào tổng thu nhập, đề tài còn nghiên cứu hiệu quả kinh tế phụ thuộc ảnh hưởng của lượng du khách hay đối với các dịch vụ của vườn, việc đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, từ đó xây dựng mối tương quan giữa lượng du khách đối với dịch vụ và đầu tư xây dựng của vườn

Bảng 2.2. Thống kê khách du lịch với các dịch vụ Năm Lượng khách du lịch (người) Dịch vụ du lịch ( nghìn đồng) 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm 6 tháng đầu

năm 6 tháng cuối năm 2005

2014

2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện kết hợp với tham vấn các cán bộ của VQG Ba Vì và những người dân địa phương làm du lịch và tham gia các hoạt động du lịch sẽ là kênh thông tin hữu ích.

Tôi tiến hành tập trung phỏng vấn cán bộ cấp xã, huyện một số nội dung cụ thể như: số hộ dân, nguồn lao động chính, công ăn việc làm của người dân

sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch, các chính sách thu hút đầu tư của huyện, xã,… Bảng 2.3. Các đơn vị thuộc VQG Ba Vì TT ĐƠN VỊ Số nhân viên (người) Trình độ (người) Trên đại học Đại học 1 Ban giám đốc 2 Phòng tổ chức, hành chính, tổng hợp 3 Phòng tài chính, kế toán

4 Phòng nghiên cứu khoa học 5 Hạt kiểm lâm

6 Trung tâm DLST & GDMT 7 Trung tâm phát triển cộng đồng

Tổng

Bảng 2.4. Trình độ lao động của Vườn quốc gia

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Lao động phổ thông Tổng 100 *Phỏng vấn khách du lịch:

Bảng 2.5. Phỏng vấn khách du lịch về du lịch Vườn quốc gia Ba Vì Các nội dung đánh giá

Rất hấp dẫn/Rất tốt (%) Hấp dẫn/T ốt (%) Ít hấp dẫn/chưa tốt (%) Phong cảnh khu du lịch

Đội ngũ nhân viên Trung tâm DLST&GDMT

Các dịch vụ vui chơi giải trí Chất lượng dịch vụ ở Ba Vì

Bảng 2.6. Mức sẵn lòng trả thêm phí vào cửa VQG Ba Vì TT Mức sẵn lòng trả thêm (đồng) Số người được phỏng

vấn Tỷ trọng 1 0 2 5.000 - 10.000 3 15.000 – 20.000 4 25.000 -30.000 5 35.000 - 40.000 6 45.000 - 50.000 7 > 50.000 Tổng 100,0

Tôi đã phỏng vấn 110 khách du lịch và phỏng vấn 100 hộ dân địa phương. Những số liệu, thông tin phỏng vấn thu thập được phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về giá trị ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập, văn hóa ẩm thực…

2.4.2.3. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái, môi trường.

* Khảo sát tuyến và điều tra theo tuyến

Tổng cộng có 5 tuyến khảo đã được thiết lập tương ứng 5 tuyến du lịch sinh thái của vườn. Trong đó độ dài các tuyến là khác nhau, tôi tiến hành chia mỗi tuyến làm 3 điểm nghiên cứu, khoảng cách của mỗi điểm điều tra tùy thuộc vào chiều dài của tuyến mà tôi lấy giá trị trung bình.

Hình 2.1. Sơ đồ Du lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì

* Các tuyến du lịch (Nguồn: Ban Quản lý VQG Ba Vì)

tuyến dành cho du lịch tâm linh. Du khách tham gia tuyến này thường chọn phương tiện là ô tô và xe máy. Còn đối với những đoàn khách là học sinh, sinh viên thì thường đi bộ theo con đường chính chiều dài là 7 km từ cốt 400m lên đến đền Thượng.

Tham quan Đền Thượng:

- Nơi thờ phụng Thánh Tản Viên, phía trên là đỉnh Mẫu.

- Đi theo bậc đá được xây vuông vắn, với độ cao khoảng 120m. - Có 2 điểm dừng chân có ghế ngồi, có thùng rác.

Hình 2.2. Đền Thượng – Nơi thờ đức Thánh Tản Viên

Tham quan đền thờ Bác Hồ

- Đi theo bậc đá được xây vuông vắn với khoảng 800 bậc, độ cao khoảng 200m.

- Có 2 điểm dừng chân.

- Có 2 sân để cho khách tham qua nghỉ ngơi, tập luyện, với sức chứa khoảng 300 người.

- Có bán đồ lưu niệm về Bác Hồ

Hình 2.3. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Tuyến 2: Trung tâm cốt 400m – Khu nhà thờ - Đỉnh Tản Viên. Đây là

tuyến du lịch khám phá. Du khách có thể đi bộ hoặc leo núi mạo hiểm. Tuyến này hầu như không thu hút được khách du lịch.

Hình 2.4. Khu phế tích nhà tù chính trị Pháp

- Tuyến 3: Trung tâm cốt 400m – Khu di tích cách mạng tại cốt 600 –

khu trồng cây lưu niệm cốt 700m. Du khách có thể đi bộ hoặc sử dụng xe con kết hợp đi bộ. Tuyến này hầu như không thu hút được khách tham quan.

- Tuyến 4: Trung tâm cốt 400m – Rừng Bách Xanh cổ thụ. Tuyến này

thường dành cho nhưng nhóm sinh viên, cán bộ nghiên cứu. Du khách có thể đi bộ thám hiểm.

- Tuyến 5: Vườn Quốc gia Ba Vì - kết hợp tham quan các điểm du lịch

các vùng lân cận: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, K9, Làng cổ Đường Lâm. Đây là tuyến du lịch được du khách tham gia nhiều nhất.

Thời gian điều tra được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 thời gian bắt đầu từ 1/5/2015 – 1/6/2015 + Giai đoạn 2 thời gian bắt đầu từ 2/6/2015 – 15/7/2015

Mỗi một tuyến tôi tiến hành điều tra 1h bắt đầu từ 8h – 17h nhằm thu thập các thông tin cơ bản như họ tên, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mục đích

chủ yếu của họ khi đến vườn, các hoạt động hàng ngày, chi phí du lịch, sự hiểu biết về vai trò của đa dạng sinh học…vv. Tiến hành xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái và môi trường như: loại đường đi (đường đất, nhựa hay bê tông), độ dốc (được xác định bằng độ dốc trung bình của điểm điều tra), bề rộng đường, loại hình du lịch (như leo núi, đi thăm chùa, vãn cảnh…), điểm dừng đỗ chính là nơi mà khách du lịch thường hay nghỉ chân để từ đó quan sát lượng rác thải hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)