Khu phế tích nhà tù chính trị Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 38 - 41)

- Tuyến 3: Trung tâm cốt 400m – Khu di tích cách mạng tại cốt 600 –

khu trồng cây lưu niệm cốt 700m. Du khách có thể đi bộ hoặc sử dụng xe con kết hợp đi bộ. Tuyến này hầu như không thu hút được khách tham quan.

- Tuyến 4: Trung tâm cốt 400m – Rừng Bách Xanh cổ thụ. Tuyến này

thường dành cho nhưng nhóm sinh viên, cán bộ nghiên cứu. Du khách có thể đi bộ thám hiểm.

- Tuyến 5: Vườn Quốc gia Ba Vì - kết hợp tham quan các điểm du lịch

các vùng lân cận: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, K9, Làng cổ Đường Lâm. Đây là tuyến du lịch được du khách tham gia nhiều nhất.

Thời gian điều tra được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 thời gian bắt đầu từ 1/5/2015 – 1/6/2015 + Giai đoạn 2 thời gian bắt đầu từ 2/6/2015 – 15/7/2015

Mỗi một tuyến tôi tiến hành điều tra 1h bắt đầu từ 8h – 17h nhằm thu thập các thông tin cơ bản như họ tên, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mục đích

chủ yếu của họ khi đến vườn, các hoạt động hàng ngày, chi phí du lịch, sự hiểu biết về vai trò của đa dạng sinh học…vv. Tiến hành xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái và môi trường như: loại đường đi (đường đất, nhựa hay bê tông), độ dốc (được xác định bằng độ dốc trung bình của điểm điều tra), bề rộng đường, loại hình du lịch (như leo núi, đi thăm chùa, vãn cảnh…), điểm dừng đỗ chính là nơi mà khách du lịch thường hay nghỉ chân để từ đó quan sát lượng rác thải hai bên đường và các tác động đến liên quan. Các thông tin có được sẽ được ghi chép và tổng hợp để đánh giá.

Bảng 2.7. Thống kê về đa dạng sinh học tại VQG

Chỉ tiêu Đơn vị tính Vườn quốc gia Ba Vì

Diện tích Ha

Thực vật Loài

Động vật Loài

* Phương pháp ma trận tác động (AIM)

Các bước thực hiện:

a) Xác định các hoạt động du lịch sinh thái quan trọng nhất. Xác định các hoạt động du lịch diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất.

b) Xác định các thành phần môi trường chính trong hoạt động du lịch. c) Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường.

d) Xác định tác động của các tổn thương môi trường đến các nguồn tài nguyên.

e) Xác định các tác động quan trọng nhất căn cứ vào những tác động ảnh hưởng như thế nào khu vực mà chúng ta cho các điểm 1, 2, 3, 0, -1, -2, -3 và đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực

2.4.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG

*Áp dụng phương pháp phân tích SWOT (S: Strenghts, W:

Weakness, O: Opportunities, T: Threats) nhằm đánh giá điểm mạnh yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái của VQG.

Bảng 2.8. Phân tích SWOT

Điểm mạnh/Điểm yếu Thời cơ/Thách thức

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Thời cơ (O) Thách thức (T)

Phối hợp các chiến lược:

Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu.

2.4.4. Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì thái cho VQG Ba Vì

Căn cứ vào số liệu điều tra và kết quả tính toán, phân tích để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì

Chương 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)