Điểm mạnh/Điểm yếu Thời cơ/Thách thức
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Thời cơ (O) Thách thức (T)
Phối hợp các chiến lược:
Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội
Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu.
2.4.4. Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì thái cho VQG Ba Vì
Căn cứ vào số liệu điều tra và kết quả tính toán, phân tích để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì
Chương 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong toạ độ địa lý: Từ 20055’ đến 21007’ độ vĩ Bắc.
Từ 105018’ đến 105030’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc là các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh của huyện Ba Vì - Hà Nội. - Phía Nam là các xã Phúc Tiến, Dân Hoà của huyện Kỳ Sơn - Hoà Bình. - Phía Đông là các xã Vân Hoà, Yên Bài của huyện Ba Vì - Hà Nội; các xã Đông Xuân của huyện Quốc Oai - Hà Nội; Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Thạch Thất - Hà Nội; xã Yên Quang của huyện Kỳ Sơn - Hòa Bình.
- Phía Tây là các xã Minh Quang, Khánh Thượng của huyện Ba Vì - Hà Nội; xã Phú Minh của huyện Kỳ Sơn - Hoà Bình.
3.1.2. Địa hình - địa thế
Ba Vì là một vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này có thể coi như vùng núi dải nổi lên giữa vùng đồng bằng, chỉ cách hợp lưu của sông Đà và sông Hồng 30 km về phía Nam. Ba đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1.270 m), đỉnh Tản Viên (1.227m), đỉnh Viên nam (1.028 m) và đỉnh Ngọc Hoa (1.131m). Ngoài ra còn có các đỉnh như: Đỉnh Hang Hùm (776 m), đỉnh Gia Dễ (714 m).
Khối núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:
- Dải dông theo hướng Đông - Tây từ suối Ổi đến Cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9 km.
- Dải dông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11 km. Và chạy tiếp sang Viên Nam về dốc kẽm.
Nói chung Ba Vì là một vùng núi khá dốc, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà, dốc hơn so với sườn Tây Bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình của
khu vực là 250, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400 m trở lên, độ dốc trung bình là 350 và có vách đá lộ.
3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Iđoxini cách đây 150 triệu năm.
Thành phần đá mẹ phân bố trong khu vực Ba Vì rất phong phú và đa dạng gồm các loại đá chính sau: Đá biến chất, đá vôi, đá trầm tích - phun trào, đá trầm tích, đá bở rời.
Về thổ nhưỡng: Nền đất chính của dãy núi Ba Vì được hình thành trên hai loại đá mệ chủ yếu là phiến thạch sét và sa thạch với các loại đất chính sau: Đất Feralit mầu vàng, đất Feralit mầu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, đất Feralit mầu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, phiến thạch mica và các loại đá trầm tích, đất phù sa cổ.
3.1.4. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Đặc điểm khí hậu thuỷ văn của Ba Vì được quyết định bởi các yếu tố vĩ độ, cơ chế gió mùa, địa hình.
Khu vực Ba Vì nằm ở vĩ tuyến 210 Bắc, chịu ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, chịu tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông lạnh và khô, từ coste 400 trở lên không có mùa khô. Địa hình nhô cao đón gió hướng đông nên lượng mưa khá phong phú và phân bố không đều trên khu vực.
a. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm là 23.300C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (16.520C), tháng nóng nhất là tháng 7 (28.690C).
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 26.10C), ngày nóng nhất trong mùa có thể lên tới 38.20C.
Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 17.90C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 6.50.
b. Chế độ ẩm
Điều kiện độ ẩm ướt được quyết định bởi tương quan giữa hai quá trình ngược nhau mưa và bốc hơi. Ba Vì có hai mùa rõ rệt đó là mùa nóng ẩm (khoảng từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 11), mùa lạnh khô (khoảng từ giữa tháng 11 cho đến giữa tháng 3 năm sau). Tại độ cao 400 m ở đây hầu như không có mùa khô, vì lượng bốc hơi luôn thấp hơn lượng mưa.
Căn cứ vào cấp phân loại chế độ ẩm nhiệt (Thái Văn Trừng) Ba Vì được xếp vào loại hơi ẩm đến ẩm.
c. Chế độ mưa
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố không đều giữa các khu vực. Vùng núi cao và sườn phía đông mưa rất nhiều 2.587,6 mm/năm vùng xung quanh chân núi có lượng mưa vừa phải 1.731,4 mm/năm sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây. Số ngày mưa tại chân núi Ba Vì tương đối nhiều từ 130 - 150 ngày/năm, tại coste 400 m, số ngày mưa khá lớn từ 169 - 201 ngày/năm bình quân là 189 ngày/năm.
+ Phân phối mưa theo mùa trong năm không đều, hàng năm đều diễn ra sự luân phiên của một mùa mưa lớn và một thời kỳ ít mưa. Trong mùa mưa lượng, mưa hàng tháng > 1.000 mm kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 cho đến tháng 10 tại chân núi và 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 từ coste 400 m trở lên, lượng mưa này chiếm hơn 90% tại chân núi và 89% tại coste 400 m lượng mưa của cả năm. Mưa lớn từ 300 - 400 mm/tháng tập trung trong các tháng 6,7,8 (chân núi) và các tháng 6,7,8,8,9 tại coste 400 m, thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (chân núi) và từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (coste 400 m) hàng tháng có từ 5 đến 10 ngày mưa.
d. Khả năng bốc hơi
Khả năng bốc thoát hơi ở Ba Vì vào khoảng từ 861.9 mm/năm đến 759.5 mm/năm, khả năng bốc thoát hơi ít biến động trong không gian so với mưa khả năng bốc thoát hơi tăng lên vào mùa nóng 80 mm/tháng và giảm xuống vào mùa lạnh 57 mm/tháng.
e. Tiềm năng ẩm
Tiềm năng ẩm được phản ảnh qua chỉ số ẩm ướt tính cho cả năm. Chỉ số ẩm ướt khu vực Ba Vì biến thiên từ 2.0 (chân núi) đến 3.4 (sườn núi) nghĩa là lượng mưa lớn hơn nhu cầu nước của thảm thực vật từ 2.0 đến 3.4 lần. Xét về tiềm năng ẩm, về cơ bản vùng này mang tính chất nhiệt đới ẩm nhưng có mật mùa đông khô lạnh nên khí hậu vùng này không phải là khí hậu nhiệt đới điển hình, mà mang tính chất pha tạp do đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú, đa dạng hệ thực vật nơi này, vừa có các loài thực vật nhiệt đới vừa có các loài thực vật á nhiệt đới.
3.1.5. Các yếu tố khác cần lưu ý
a. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tăng dần theo độ cao và đặc biệt trên độ cao 1.000 m độ ẩm không khí hầu như ẩm ướt quanh năm 92,0% cao nhất vào đầu mùa hè (tháng 3,4,5).
b. Gió tây khô và nóng
Hàng năm vào các tháng 5,6,7 thường sẩy ra các đợt gió tây khô và nóng, kèm nắng trảng, ảnh hưởng rất lớn đến cây con trong vườn ươm, tính trung bình cho cả 3 tháng từ 15 đến 18 ngày khô, nóng với nhiệt độ cao vượt quá 350C và độ ẩm tương đối xuống thấp < 50%.
c. Sương muối
Vào những đêm đông giá rét, nhiệt độ không khí vùng Ba Vì có thể xuống đến 00C, trong khi nhiệt độ bề mặt thường hạ thấp dưới 00C hơi nước
trong không khí thăng hoa thành những tinh thể băng nhỏ li ti tạo ra sương muối, nước trong tế bào thực vật bị đóng băng thể tích nước trong tế bào sẽ tăng lên, phá vỡ cơ cấu tế bào, làm cho cây giai đoạn vườn ươm dễ bị chết hàng loạt.
Tình hình sương muối ở vùng Ba Vì có thể đánh giá là “nhẹ” so với vùng núi và trung du Bắc Bộ.
d. Dông tố và mưa đá
Do ảnh hưởng của khối núi Ba Vì nho cao tạo ra một “trung tâm sét” vào mùa mưa, hàng năm có khoảng 70 ngày dông trên từng khu vực, hoạt động dông sét diễn ra mạnh nhất trong các tháng 5,6,7.
Gắn liền với dông là những cơn gió mạnh gọi là tố chỉ kéo dài 15 - 20 phút, dông tố có thể gây ra mưa đá.
3.1.6. Thuỷ văn
Sông Đà chảy dọc phía tây núi Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất < 20 m và năm thấp nhất là 7.7 m (1.971) so với mực nước biển. Ngoài sông Đà khu vực Ba Vì không có sông và suối lớn, hầu hết các suối đều nhỏ và dốc. Mùa mưa lượng mước lớn chảy xiết làm xô đất đá lấp nhiều thửa ruộng ven chân núi, phá vỡ nhiều phai đập các trạm thuỷ điện nhỏ, ngược lại mùa khô nước rất ít lòng suối khô cạn.
Trong vùng có 8 hồ nhân tạo như hồ Đồng Mô Ngải Sơn, hồ Hoóc Cua, hồ Suối Hai, hồ Xuân Khanh, hồ Đá Chuông, hồ Minh Quang, hồ Chẹ và hồ Phú Minh.
3.1.7. Tài nguyên rừng
a. Hiện trạng các loại đất đai và tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp Vườn Quốc gia quản lý là: 10.814,6 ha, trong đó:
+ Diện tích rừng tự nhiên: 4195,5 ha, chiếm: 51,2% diện tích có rừng + Diện tích rừng trồng các loại: 3992,3 ha, chiếm 48,8% diện tích có rừng. - Diện tích đất không còn rừng là: 2386,7 ha, chiếm: 22,1% diện tích của Vườn.
- Các loại đất khác là: 240,1 ha, chiếm 2,2% diện tích của vườn.
(Chi tiết quy hoạch hiện trạng sử dụng đất phân theo khu chức năng, theo tỉnh - phần phụ biểu).
Như vây, Vườn Quốc gia Ba vì có tỷ lệ rừng lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 51,2% diện tích đất có rừng, ở đây có khoảng gần 1.000 ha rừng nguyên sinh ít bị tác động. Tuy nhiên diện tích đất chưa còn rừng còn 22,1%, cần thiết phải được khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung và trồng rừng mới để khôi phục lại hệ sinh thái rừng, phát huy chức năng nhiệm vụ của Vườn.
b. Thảm thực vật rừng
Thảm thực vật ở khu vực vườn quốc gia Ba Vì gồm có 3 kiểu chính: - Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp:
+ Rừng tre nứa: Sự hiện diện của quần thể rừng giang là do hậu quả của quá trình khai thác lạm dụng quá mức hoặc quá trình đốt phá rừng gỗ để làm nương rẫy của người dân sống xung quanh núi trước đây. Giang thường phát triển thành bụi dầy đặc xếp chồng lên nhau tạo thành một tán kín và thấp hạn chế khả năng tái sinh của các loài cây gỗ.
- Rừng phục hồi: Đây là một quân thể xuất hiện sau nương rẫy đã bỏ hoá đất vẫn còn tốt, loại thảm này phân bố tập trung từng mảng ở xung quanh núi từ độ cao 100-500m. Quần thể này với hình thái cấu trúc đơn giảm với
một tầng tán cây gỗ khá đồng đều một loại rừng đồng tuối và gồm những loài cây tiên phong như Ba soi (Macaranga denticulata), Hu đay (Trema angustifolia), Ba bét (Mallotus apella), quần thể có đường kính nhỏ 8 - 10 cm chiều cao thấp 8 - 10 m mật độ tương đối dầy, ngoài ra còn gặp những loài cây sau: Muối (Rhus chinensis), Màng tang (Litsea citrata), Ngoã lông (Ficus julva), Cò ke (Grewia paniculata), Thôi ba (Alangium sinesis). Đây là một kiểu thảm rừng đang diễn thế, nếu được bảo vệ tốt có thể hồi nguyên trở về kiểu phụ miền hay kiểu phụ thổ nhưỡng nguyên sinh.
- Rừng trồng: Các loại cây chủ yếu gồm: Keo, Thông, long não, Giổi, Muồng đen, Trám, Sấu, Nhội, Sến... Cây sinh trưởng tốt chủ yếu trồng ở sườn và chân dẫy núi Ba Vì.
c. Hệ thực vật rừng
Ba Vì có các đai khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở độ cao từ 100 - 1.296 m nên có hệ thực vật rừng khá phong phú, vừa có các loài thực vật nhiệt đới vừa có các loài thực vật á nhiệt đới.
Thành phần các loài cây: Theo tài liệu từ “Thực vật chí Đông Dương” của nhà thực vật Lecomte người Pháp (1886 - 1891) và sau năm 1954. Theo danh mục của nhiều nhà thực vật trong và nước ngoài đã thu thập mẫu, nghiên cứu hệ thực vật khu vực Ba Vì cùng với kết quả bước đầu điều tra hệ thực vật khu mở rộng của trường Đại học Lâm nghiệp, thì ở Ba vì có 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 633 chi, 157 họ.
Có một số nhóm cây đáng lưu ý sau: - Cây quý hiếm: Có 36 loài.
- Cây đặc hữu Ba Vì có 49 loài. - Cây có giá trị sử dụng gỗ 15 loài. - Cây đa tác dụng có 20 loài.
d. Hệ động vật
Năm 1962, năm 1993 trên địa bàn Vườn Quốc gia Ba vì (thuộc tỉnh Hà Tây) và năm 2002 thuộc diện tích mở rộng Vườn (thuộc tỉnh Hoà Bình) của Viện ĐTQHR, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, trường Đại học Lâm nghiệp đã thống kê có 63 loài thú, 191 loài chim, 61 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư trong đó có 21 loài thú quý hiếm như: Gà Lôi trắng, Báo gấm, Cu li lớn, Gấu ngựa…; 8 loài chim; 22 loài bò sát; 5 loài lưỡng cư; và 7 loài côn trùng quý hiếm.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo quy hoạch mở rộng Vườn, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã l: xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; huyện Quốc Oai có 1 xã là xã Đồng Xuân; huyện Lương Sơn có 2 xã là Yên Quang và Lâm Sơn; huyện Kỳ Sơn 3 có xã là Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hoà. Tổng diện tích tự nhiên 16 xã 40.697,56ha.
Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 89.928 người, đa số là dân tộc Mường 69.547 người và phân bố ở cả 16 xã, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái 0,15%, phân bố ở xã Đồng Xuân, Yên Quang và Phú Minh.
Tổng số lao động trong vùng có 51.568 người; trong đó lao động nông nghiệp 46.562 người, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phương. Số lao động làm các ngành nghề khác là 497 người, chiếm hơn 1%. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chưa được chú trọng.
*Tình hình phát triển kinh tế chung
Theo số liệu thống kê của các xã, nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng Đệm đạt 21,55 tỷ đồng. Sản lượng lương thực trung bình trong toàn
khu vực đạt 308 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt 6 triệu đồng/người/năm. Thấp nhất là xã Vân Hoà, chỉ đạt 3,6 triệu đồng/người/năm. Trong khu vực có 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng. Khánh Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 323 hộ, chiếm 19,6 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ, chiếm 2,8% số hộ trong xã. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, kinh tế chậm phát triển và còn nhiều khó khăn.
- Sản xuất lương thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt