Sự phân hoá giàu nghèo đang tiếp tục diễn ra khá gay gắt ở các xã vùng đệm. Trong các thôn đã xuất hiện những người giàu có bên cạnh nhiều hộ gia đình nghèo thiếu ăn. Điều này cho thấy, một mặt cho thấy vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về thu nhập, người nghèo chưa được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế như người giàu, mặt khác cũng cho thấy đây là một áp lực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của vườn, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục.
Hoạt động Du lịch sinh thái và sự tham gia của người dân xã Ba Vì. Đa số các hộ gia đình trong xã kinh tế phụ thuộc và sản xuất nông, lâm nghiệp hoạt động chăn nuôi bò sữa chiếm đa số, một số Ít hộ tham gia vào hoạt động du lịch của khu u lịch Ao Vua. Họ hoạt động chủ yếu với hình thức: bán hàng, bán thuốc nam, một số ít hộ có nhà trọ để khách lưu trú qua đêm nhưng số này không nhiều và cơ sở vật chất cũng chưa đồng bộ, mọi hoạt động đều nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch cụ thể. Riêng với hoạt động Du lịch sinh thái của Vườn mới có một hộ gia đình là người dân bản Dao được cho phép vào bán thuốc tại khu trung tâm dịch vụ của Vườn và một bác được nhận làm nhân viên bảo vệ. Một số mặt hàng của người ân trong xã được đưa vào bán hàng tại khu
vực code 1100 như thuốc nam, măng ngâm nhưng những mặt hàng này không phải do trực tiếp người dân mang vào bán mà qua trung tâm dịch vụ.
Theo kết quả điều tra (biểu đồ 4.6) cho thấy, người dân khu vực vùng đệm tham gia vào công tác phát triển Du lịch sinh thái của Vườn còn rất ít, (2%) người dân hầu như được hưởng lợi rất ít từ DLST của Vườn. Điều này rất phí phạm so với tiềm năng của khu vực.
Chăn nuôi 41% Trồng trọt 32% khác 21% Du lịch 2% Khai thác tài nguyên rừng 4%