Sơ đồ mô hình tổ chức vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 53 - 60)

*Tổng số cán bộ công nhân viên chức : 84 người

a/ - Ban giám đốc : 03 người

b/ - Phòng ban chức năng: : 23 người

+ Phòng Tổ chức hành chính : 08 người

+ Phòng kế hoạch, tài chính : 07 người

+ Phòng khoa học & HTQT : 08 người

Ban giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kếhoạch, Tài chính Phòng KH&HT QT Hạt KiểmLâm Trung tâm dịch vụ DLST&G DMT

c/ - Các đơn vị trực thuộc: : 58 người

+ Trung tâm dịch vụ du lịc sinh thái &GDMT : 12 người + Hạt kiểm lâm (6 trạm và 1 tổ cơ động) : 46 người

Bảng 4.1. Các đơn vị thuộc VQG Ba Vì TT ĐƠN VỊ TT ĐƠN VỊ Số nhânviên (người) Trình độ (người) Trên đại học Đại học Còn lại 1 Ban giám đốc 03 1 2 0 2 Phòng tổ chức, hành chính, tổng hợp 08 0 6 2 3 Phòng tài chính, kế toán 07 2 4 1

4 Phòng nghiên cứu khoa học 08 5 3 0

5 Hạt kiểm lâm 46 1 39 6

6 Trung tâm DLST & GDMT 12 0 7 5

Tổng 84 9 61 14

(Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ tính đến 30/6/2015)

*Nhiệm vụ và chức năng

Ban quản lý có trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp-Bộ Nông nghiệp và phát Triển Nông thôn bảo vệ và xây dựng vườn quốc gia Ba Vì theo quy chế hiện hành, cụ thể là:

- Tổ chức và thực hiện các chương trình, nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực vườn quản lý.

- Lập dự án các chi phí khác hàng năm và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động theo dự án. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn và xử lý mọi hành vi gây thiệt hại đến hệ sinh thái và cảnh quan môi trường, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

- Tổ chức tuyên truyền thực hiện pháp lệnh bảo vệ rừng, nội quy vườn quốc gia cho toàn dân, các đơn vị trên địa bàn vườn quản lý.

- Tổ chức làm dịch vụ, vật tư, kỹ thuật, giống cây trồng và hướng dẫn nhân dân trong vùng tham gia các chương trình bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và các chương trình khác nếu cần.

* Cơ chế hoạt động

Các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban giám đốc, giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Vườn.

Phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc.

*Các đơn vị trực thuộc chủ yếu như sau:

- Phòng Kế hoạch tài chính: Quản lý vốn, tài sản của Vườn, tham mưu cho giám đốc sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng nhanh, thay mặt Vườn kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh củaVườn.

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế: Nhiệm vụ phòng này chủ yếu thực hiện các dự án trong Vườn quan hệ với các tổ chức nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nghiên cứu về khoa học nghiên cứu bảo tồn loài.

- Hạt kiểm lâm: Chức năng chính của đơn vị này là làm công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng.

- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: Chủ yếu làm công tác đón tiếp khách đến thăm vườn hướng dẫn điều tiết khách, ngoài ra còn một công việc rất quan trọng là làm công tác tuyên truyền để người dân và du khách nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn.

Theo sơ đồ ta thấy với mô hình quản lí thì các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban quản lý VQG. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn của VQG. Banquản lý VQG có thể chủ động trong việc quy hoạch, điều chỉnh các

hoạt động du lịch cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của vườn đó là bảo tồn và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Vườn đều có trình độ cao, trình độ trên đại học đạt 10,7% và trải đều ở các phòng ban, trình độ đại học chiếm 72,6%. Các cán bộ, viên chức thuộc các phòng ban chuyên môn của Vườn đều có trình độ đại học trở lên. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển của vườn khi các vị trí trong Vườn đều được thực hiện bởi những cán bộ có trình độ tuy vậy những người được đào tạo chủ yếu là có chuyên môn về lâm nghiệp để làm công tác kiểm lâm và bảo tồn, những người có chuyên môn về du lịch hầu như là không có. Một số cán bộ làm trực tiếp tại trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch.

Các điểm tham quan du lịch (Nguồn: cuốn Các vườn quốc gia Việt

Nam)

Điểm tham quan du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. Theo khảo sát thực tế, hiện tại VQG Ba Vì đã đưa ra được rất nhiều điểm tham quan du lịch ngay chính tại khu vực VQG. Đó là:

- Cốt 400m: ở đây có khu vườn ươm các loài cây rừng và vườn thực vật. - Cốt 600m: Từ đây du khách có thể ngắm cảnh quan sông Đà, các làng bản ở chân núi, tham quan dấu vết của một sân bay trực thăng và nhiều ngôi biệt thự cũ thời Pháp.

- Cốt 800m: Tham quan rừng tự nhiên, khám phá tàn tích các ngôi biệt thự cũ, Trại Cô nhi viện và nhà thờ thời Pháp.

- Đỉnh Tản Viên: Du khách lễ ở Đền Thượng, ngắm cảnh quan sông Đà, các làng bản ở chân núi phía Tây, tham quan rừng tự nhiên.

- Đỉnh Vua: Du khách lễ ở Đền thờ Bác Hồ, ngắm cảnh quan làng bản, ruộng đồng ở chân núi phía Đông, Bắc.

Nhận xét chung:

Tuy rằng, VQG đã đưa ra rất nhiều điểm tham quan tại đây, nhưng các điểm tham quan trên dường như chưa lôi cuón được du khách tới đây ví dụ như điểm ở cốt 400 m, 600 m hay 800 m. Theo khảo sát cho thấy du khách đi du lịch ở VQG Ba Vì hầu hết chỉ tập trung vào 2 điểm đó là Đền Thượng và Đền thờ Bác Hồ sau đó họ quay xuống và nghỉ ngơi, ăn uống tại cốt 400m. Như vậy muốn thu hút dược khách tới các điểm còn mờ nhạt này cần có sự đầu tư hợp lý để chúng không còn là những điểm du lịch đơn điệu nữa.

4.1.2. Hoạt động khai thác các tuyến du lịch của VQG Ba Vì

VQG Ba Vì tập trung khai thác vào 3 loại hình du lịch chính đó là: Du lịch tâm linh, Du lịch khám phá những phế tích thời Pháp, Du lịch khám phá thiên nhiên.

Những năm gần đây du lịch hướng đến thiên nhiên phát triển khá mạnh. Con người vừa được hoà mình vào thiên nhiên, vừa được thưởng ngoạn những giá trị cảnh quan sinh thái trong lành, thoát khỏi sự ồn ào đông đúc của các khu đô thị. VQG Ba Vì cũng dần dần là điểm du lịch đón khách trong và ngoài nước. Với sự đa dạng của các hệ sinh thái cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú là những tiền đề thuận lợi cho việc khai thác hoạt động Du lịch tại VQG Ba Vì.

Thực chất nhiệm vụ chính mà VQG được giao phó đó chính là bảo tồn và phát triển rừng; Tăng cường trồng phục hồi lại rừng bằng những loài cây bản địa, cây đa tác dụng, cây quý hiếm; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng; Xây dựng hệ thống vườn thực vật nhằm bảo tồn chuyển vị đối với các loài quý hiếm, các loài đang có nguy cơ tiệt chủng. Nhưng đã là VQG thì chức năng chính của nó sẽ là bảo tồn gắn liền với phát triển du lịch.

Tuy nhiên việc khai thác du lịch ở đây cũng chỉ đang ở mức độ nhỏ, lẻ. Mục tiêu trong kinh doanh du lịch tại VQG chủ yếu vẫn là khai thác tiềm

năng sẵn có chứ vẫn chưa đáp ứng những cái mà du khách đang cần trong quá trình tham gia vào hoạt dộng du lịch tại đây. Hiện nay, ở các khu du lịch sinh thái- cuối tuần tập trung chủ yếu tại vùng chân, vùng đệm của VQG Ba Vì.

4.1.2.1. Cơ sở hạ tầng

VQG đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch như:

- 03 nhà hàng phục vụ ăn uống (02 nhà hàng ở trung tâm cốt 400m, 01 dặt tại chân đền Thượng).

- Nhà nghỉ: gồm 30 phòng (Trong đó 05 phòng hạng sang, 15 phòng trung bình, còn lại là phòng bình dân).

- 01 bể bơi. - 01 sân tennis.

- Bãi đỗ xe: 01 bãi đỗ ở cốt 400m và 01 bãi đỗ ở c ốt 1100m dưới chân đền Thượng.

- 01 con đường chính dành cho xe cơ giới từ cốt 400m lên đến chân đền Thượng dài 7 km được dải nhựa, một số đoạn được lắp đặt những tấm bê tông. Ở tất cả những đoạn đường cua dốc đều đã được nắp đặt gương cầu, và những dải phân cách bảo vệ cho du khách.

4.1.2.2. Phương tiện đi lại

Phương tiện sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích của du khách. Nếu là du lịch tâm linh thì du khách thường sử dụng ô tô con hoặc xe máy. Nếu là tham quan khám phá du khách có thể đi bộ hoặc đi ô tô kết hợp với đi bộ.

4.1.2.3. Khách du lịch:

Cùng với định hướng chung của đất nước, VQG Ba Vì cũng coi du lịch là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Tiềm năng du lịch dồi dào phong phú đã được khách du lịch gần xa biết dến với các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống và vùng văn hoá sinh thái xứ Đoài. Theo khảo sát của những người làm du lịch, tháng 7, tháng

8 hàng năm lượng khách du lịch đến từ Hà Nội chiếm trên 75% tổng lượng khách cuối tuần.

Phần lớn du khách đến đây thường đi theo những nhóm nhỏ từ 2 đến 5 người. Đối với những nhóm là học sinh, sinh viên có thể đông hơn từ 20 đến 30 người. Du khách đến đây thường không đặt trước và tự đi tham quan không có hướng dẫn viên dẫn dường. Hiện nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam muốn tham gia vào những hoạt động của du lịch sinh thái ngày càng đông. VQG Ba Vì cũng là một nơi mà du khách nước ngoài quan tâm và muốn đặt chân đến. Đối tượng khách đến đây chủ yếu là khách Châu Âu như người Anh, úc, Mỹ hoặc người Đức. Họ đến đây với một mục đích chính là tham gia vào du lịch sinh thái theo đúng nghĩa của nó. Đó là “sống hoà nhập hoàn toàn với thiên nhiên”, được tận mắt chứng kiến sự đa dạng sinh học, những loài động vật quý hiếm, đặc hữu, cuộc sống hoang dã phong phú. Nhưng trên thực tế du khách chỉ được tham gia vào du lịch sinh thái mang tính “màu sắc”.

Theo kết quả nghiên cứu khách du lịch (KDL), thì hoạt động DLST ở VQG Ba Vì thu hút được KDL nhiều nhất đó là hoạt động du lịch tâm linh (chiếm 58,3%), hoạt động tham quan cảnh quan cũng khá thu hút ( 36,7%), hoạt động tìm hiểu văn hóa bản địa cũng thu hút KDL nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (18,3%). Các hoạt động đi bộ dã ngoại (31,6%) và thăm các phế tích thời Pháp (21,7%). Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong hình 4.12:

58.3 36.7 18.3 31.6 21.7 0 10 20 30 40 50 60 70 Du lịch tâm linh Tham quan cảnh quan Tìm hiểu văn hóa bản địa

Đi bộ dã ngoại Thăm các phế tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)