Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 43 - 45)

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.4. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Đặc điểm khí hậu thuỷ văn của Ba Vì được quyết định bởi các yếu tố vĩ độ, cơ chế gió mùa, địa hình.

Khu vực Ba Vì nằm ở vĩ tuyến 210 Bắc, chịu ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, chịu tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông lạnh và khô, từ coste 400 trở lên không có mùa khô. Địa hình nhô cao đón gió hướng đông nên lượng mưa khá phong phú và phân bố không đều trên khu vực.

a. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm là 23.300C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (16.520C), tháng nóng nhất là tháng 7 (28.690C).

Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 26.10C), ngày nóng nhất trong mùa có thể lên tới 38.20C.

Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 17.90C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 6.50.

b. Chế độ ẩm

Điều kiện độ ẩm ướt được quyết định bởi tương quan giữa hai quá trình ngược nhau mưa và bốc hơi. Ba Vì có hai mùa rõ rệt đó là mùa nóng ẩm (khoảng từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 11), mùa lạnh khô (khoảng từ giữa tháng 11 cho đến giữa tháng 3 năm sau). Tại độ cao 400 m ở đây hầu như không có mùa khô, vì lượng bốc hơi luôn thấp hơn lượng mưa.

Căn cứ vào cấp phân loại chế độ ẩm nhiệt (Thái Văn Trừng) Ba Vì được xếp vào loại hơi ẩm đến ẩm.

c. Chế độ mưa

Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố không đều giữa các khu vực. Vùng núi cao và sườn phía đông mưa rất nhiều 2.587,6 mm/năm vùng xung quanh chân núi có lượng mưa vừa phải 1.731,4 mm/năm sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây. Số ngày mưa tại chân núi Ba Vì tương đối nhiều từ 130 - 150 ngày/năm, tại coste 400 m, số ngày mưa khá lớn từ 169 - 201 ngày/năm bình quân là 189 ngày/năm.

+ Phân phối mưa theo mùa trong năm không đều, hàng năm đều diễn ra sự luân phiên của một mùa mưa lớn và một thời kỳ ít mưa. Trong mùa mưa lượng, mưa hàng tháng > 1.000 mm kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 cho đến tháng 10 tại chân núi và 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 từ coste 400 m trở lên, lượng mưa này chiếm hơn 90% tại chân núi và 89% tại coste 400 m lượng mưa của cả năm. Mưa lớn từ 300 - 400 mm/tháng tập trung trong các tháng 6,7,8 (chân núi) và các tháng 6,7,8,8,9 tại coste 400 m, thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (chân núi) và từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (coste 400 m) hàng tháng có từ 5 đến 10 ngày mưa.

d. Khả năng bốc hơi

Khả năng bốc thoát hơi ở Ba Vì vào khoảng từ 861.9 mm/năm đến 759.5 mm/năm, khả năng bốc thoát hơi ít biến động trong không gian so với mưa khả năng bốc thoát hơi tăng lên vào mùa nóng 80 mm/tháng và giảm xuống vào mùa lạnh 57 mm/tháng.

e. Tiềm năng ẩm

Tiềm năng ẩm được phản ảnh qua chỉ số ẩm ướt tính cho cả năm. Chỉ số ẩm ướt khu vực Ba Vì biến thiên từ 2.0 (chân núi) đến 3.4 (sườn núi) nghĩa là lượng mưa lớn hơn nhu cầu nước của thảm thực vật từ 2.0 đến 3.4 lần. Xét về tiềm năng ẩm, về cơ bản vùng này mang tính chất nhiệt đới ẩm nhưng có mật mùa đông khô lạnh nên khí hậu vùng này không phải là khí hậu nhiệt đới điển hình, mà mang tính chất pha tạp do đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú, đa dạng hệ thực vật nơi này, vừa có các loài thực vật nhiệt đới vừa có các loài thực vật á nhiệt đới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia ba vì hà nội​ (Trang 43 - 45)