4.4.3.1. Xây dựng năng lực cho cộng đồng địa phương:
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục cho người dân địa phương các kiến thức và chính sách pháp luật của nhà nước trong việc bảo vệ các tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên.
- Nâng cao trình độ giáo dục phổ thông cho người dân địa phương về các lĩnh vực liên quan đến du lịch như tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về địa lý thế giới, lịch sử thế giới, tiếng và văn hoá nước ngoài.
- Tổ chức nhiều chương trình trao đổi kiến thức về giao tiếp, môi trường, cảnh quan, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự để tạo dựng cho họ có kiến thức du lịch tốt tạo đà cho phát triển du lịch bền vững.
- Khuyến khích người dân giao lưu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. - Tổ chức các cuộc giao lưu với đoàn thể địa phương và lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng.
4.4.3.2. Xác định lợi ích cho cộng đồng
vào hoạt động du lịch tại đây:
- Cơ hội bình đẳng: Vấn đề giới cũng rất quan trọng vì cùng một điều kiện như nhau, phụ nữ dân tộc thường ít có cơ hội tiếp cận với công việc có tiền lương hơn nam giới. DLST phát triển sẽ đảm bảo sự công bằng khi tham gia. Công việc phụ nữ có thể làm trong hoạt động DLST không nên bị giới hạn bởi những hủ tục văn hoá xã hội truyền thống. Cơ hội bình đẳng sẽ giúp đảm bảo khả năng tiếp cận công việc theo khả năng. Ví dụ như phụ nữ tại đây có thể tham gia làm hướng dẫn viên cho khách du lịch.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Khi cộng đồng có được nguồn thu nhập mới, họ sẽ có khả năng nâng cao dịch vụ giáo dục hoặc y tế. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới việc nhận thức về bảo tồn trong cộng đồng và giảm các mối de doạ với cộng đồng. Các dịch vụ tốt hơn có thể nâng cao điều kiện gây hấp dẫn du khách tới cộng đồng và tạo ra ưu điểm hơn để thu hút khách tham quan.