7. Cấu trúc luận văn
2.1. Định hướng và căn cứ xây dựng các biện pháp dạy học
Trên cơ sở lý luận về dạy tự học, điều kiện thực tế và mục tiêu DH “hệ thức Vi-ét và ứng dụng”; với mục đích tăng cường rèn luyện KNTH, các BP cần tập trung tác động tới sáu KNTH đã xác định ở chương 1; hướng đến yêu cầu khắc phục những nguyên nhân của hiện tượng HS THCS tự học nội dung “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng” chưa tốt. Vì vậy, các BP một mặt cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu DH được quy định trong chương trình môn Toán 9, mặt khác cần các BP cần chú trọng:
- Giúp GV xác định được khả năng và vốn kiến thức của HS để tiến hành tự
học. Từ đó trang bị, củng cố, chuẩn bị cho họ những kiến thức, KN cần thiết. Đồng
thời hướng dẫn cho các em cách tự học, tập luyện KNTH (trên lớp và ở nhà)
- Giúp GV thiết kế, chọn lọc và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng tăng cường các HĐ tự học của HS.
- Giúp GV phối hợp các hình thức và PPDH ở trên lớp; sắp xếp được thời gian để hướng dẫn HS tự học trên lớp cũng như ở nhà.
- Giúp HS có động cơ, mục đích đúng đắn và quyết tâm cao trong học và tự học; có lòng tin vào khả năng tự học của mình, nhưng cũng cần tránh tâm lý tự
thỏa mãn;
- Giúp HS có thói quen, biết lập kế hoạch và thực hiện các HĐ tự học; đồng
thời cũng cần biết tự kiểm tra kết quả tự học;
- Tạo điều kiện cho HS về tài liệu, SGK, về mặt thời gian cần thiết cho việc tự
học ngay khi ở trên lớp, ... trong đó nếu có thể thì sử dụng máy tính có nối mạng
internet để hỗ trợ việc tự học cho HS.
Ngoài những yếu tố đã nêu, để việc học cũng như tự học của HS có hiệu quả, cần có sự theo dõi, giám sát, phối hợp với GV chủ nhiệm lớp, với Ban Giám hiệu nhà trường, với gia đình để động viên, khuyến khích thường xuyên việc học tập của HS.