Biện pháp 6: Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ HĐ tự học “Hệ thức Vi-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy Học Chủ Đề Hệ Thức Vi-Ét Và Ứng Dụng Nhằm Rèn Luyện Kĩ Năng Tự Học Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở (Trang 89 - 93)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ HĐ tự học “Hệ thức Vi-

và ứng dụng”

a) Cơ sở và mục đích của biện pháp

Khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin mà GV có thể trợ giúp HS tự học mọi lúc, mọi nơi trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau: trên lớp, ở nhà, cùng với một số phương tiện công nghệ hỗ trợ như computer, máy tính bảng, mạng internet, smartphone và khai thác thông qua mạng internet.

Nhờ vậy, HĐ tự học của HS được thuận lợi, thường xuyên, chủ động và hiệu quả hơn. Đồng thời với khả năng tương tác cao, các phương tiện kỹ thuật không chỉ tạo điều kiện trình bày nội dung tự học, mà còn hướng dẫn cả cách thức tự học, thu thập thông tin về HĐ tự học của HS, trợ giúp kiểm tra và đánh giá kết quả tự học ...

b) Cách thức thực hiện biện pháp

Với những học liệu tự học đã nêu (tài liệu, hệ thống câu hỏi bài tập dành cho tự học), GV có thể hướng dẫn HS cả về cách thức tự học; nội dung tự học; câu hỏi bài tập luyện tập và bài kiểm tra, ... qua mạng, trên một số website, hoặc thậm chí có thể thiết lập các nhóm trong mạng xã hội như Facebook, Zalo, ...

HS dùng một số phương tiện kỹ thuật trợ giúp như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, smartphone, máy tính cầm tay, ... để tiến hành các HĐ tự học theo một số hình thức như sau:

Hình thức 1: Tổ chức HS tự học với phương tiện có hướng dẫn trực tiếp của GV Khi có điều kiện, ngay ở trên lớp, GV cũng có thể tổ chức HS dùng phương tiện kỹ thuật (máy tính, máy tính bảng, smartphone, máy tính cầm tay) để tham gia HĐ tự học một số nội dung theo học liệu tự học. Cụ thể là:

GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS tự học và nhận phản hồi của HS thông qua tin nhắn SMS, Email trên smartphone, máy tính (khi có phòng học đa năng);

GV và HS cùng trực tuyến, sử dụng chức năng “chat” hoặc “chat video” để trao đổi thông tin (qua smartphone hoặc mạng internet với máy tính kết nối);

Khi đó, GV có thể cùng một lúc hướng dẫn, hỗ trợ cho nhiều HS tự học bằng cách sử dụng chức năng nhóm … Hơn nữa, mọi khó khăn của từng HS nảy sinh trong quá trình tự học đều nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của GV một cách kịp thời, trợ giúp các em hoàn thành nhiệm vụ tự học của mình. Trong hình thức này, HS sử dụng máy tính, máy tính bảng, smartphone như một công cụ hỗ trợ khả năng tính toán, tra cứu thông tin và tương tác với thầy cô giáo và bạn học cùng nhóm.

Hình thức 2: Hướng dẫn HS tự học ở nhà với phương tiện kỹ thuật

GV thiết kế, biên tập tài liệu hướng dẫn tự học đưa lên hệ thống và cài đặt nhiệm vụ và các hướng dẫn để HS hoàn thành nhiệm vụ tự học cũng như các câu hỏi dạng trắc nghiệm để HS tự kiểm tra kết quả tự học của bản thân.

Nội dung tự học được thiết kế thành các nhiệm vụ cụ thể - dưới dạng các yêu cầu HĐ, các câu hỏi và bài tập (tương tự như trong phiếu học tập ở BP 5). Chỉ khi HS hoàn thành một nhiệm vụ thì mới được giao nhiệm vụ mới (do chức năng quản lý của phần mềm). Khi HS gặp khó khăn sai lầm, nhờ khai thác chức năng phân nhánh, tài liệu sẽ đưa ra các thông tin tương ứng để kịp thời cung cấp cho HS những hỗ trợ, khuyến khích một cách kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ. Thông qua các phương tiện (máy tính, máy tính bảng, smartphone) và mạng internet, GV thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS sau quá trình tự học và có thể có những giúp đỡ điều chỉnh nhịp độ học tập của HS một cách phù hợp.

HS dùng phương tiện cá nhân để đăng nhập vào hệ thống (website, nhóm Facebook, Zalo, ...) để tham gia chương trình tự học: xem phần tóm tắt lý thuyết và đối chiếu với các ví dụ minh họa việc vận dụng kèm theo. Tiếp theo, HS sẽ trả lời các câu hỏi, làm các bài tập thực hành (có gợi ý hướng dẫn cần thiết). Cuối cùng tham gia bài tập kiểm tra và đối chiếu kết quả tự học.

Như vậy, mặc dù không cần có mặt trực tiếp, nhưng GV vẫn có thể “trợ giúp, dẫn dắt” HS hoàn thành nhiệm vụ tự học ở nhà phù hợp với khả năng của từng HS. Trong trường hợp này, phương tiện kỹ thuật và phần mềm đóng vai trò một GV “ảo” cung cấp kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ cho HS những tri thức cần thiết đồng thời cũng

là công cụ để HS tiếp cận với kiến thức, bài tập mà GV đã định hướng cũng như giúp HS thực hiện nhiệm vụ tự học, thể hiện và tự kiểm tra kết quả tự học của bản thân. Hình thức 3: Tổ chức hoạt động tự học theo nhóm

Dưới hình thức này, khái niệm nhóm HS cùng nhau tự học nhờ khai thác phương tiện kỹ thuật và công nghệ thông tin được mở rộng: Các HS này không nhất thiết phải cùng một lớp, một trường THCS mà sẽ là tập hợp các HS đang có cùng một quan tâm và động cơ muốn tìm hiểu một vấn đề, cùng tìm cách giải một bài tập ... Các HS này không nhất thiết phải có mặt ở cùng một địa điểm cố định mà mỗi HS ở một địa điểm khác nhau, thậm chí cũng không nhất thiết phải truy cập mạng cùng một thời điểm. Nhiệm vụ tự học của nhóm có thể là do một hoặc nhiều GV gợi ý, cũng có thể do một HS trong quá trình tự học đưa lên diễn đàn để tìm bạn chia sẻ, trao đổi.

Hình thức tự học theo nhóm nhờ sự hỗ trợ của phương tiện như vậy cũng có thể tiến hành trên lớp và ở nhà: GV cũng có thể chia lớp thành nhiều nhóm và giao (hoặc cho HS tự chọn) cho mỗi nhóm một nhiệm vụ học tập - chẳng hạn một dạng bài tập về hệ thức Vi-ét và ứng dụng.

GV hướng dẫn các nhóm HS truy cập nhóm Facebook, Zalo, ... hoặc website, các em sẽ nhận được danh mục các chủ đề, nội dung bài giảng, câu hỏi và bài tập ... Sau đó HS tiến hành HĐ tự học theo nhóm (trên lớp hoặc ở nhà).

Hình thức 4: Học sinh tự học độc lập

Hình thức tự học hoàn toàn không có hướng dẫn của GV thường dành cho những HS có động cơ học toán tốt. HS có nhu cầu tự học, tự tìm hiểu môn toán, từ đó các em tự xác định mục tiêu tự học, nội dung muốn tìm hiểu khám phá để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Khi đó, GV chỉ cần gợi ý chỉ dẫn sơ bộ trên lớp để ở nhà HS tự lên kế hoạch, chọn nội dung và đặt ra mục đích cụ thể và sử dụng phương tiện kỹ thuật cá nhân (máy tính, máy tính bảng, smartphone, máy tính cầm tay, ...) tiếp cận với các nguồn tư liệu học tập: cùng với những tài liệu giấy như SGK, sách bài tập, sách tham khảo ... HS tìm hiểu và đối chiếu mở rộng thêm các thông tin trên các website, hoặc tự trao đổi với bạn bằng nhiều cách (chat, SMS, phone, ...). Ngoài ra, HS còn có thể sử dụng phương tiện và phần mềm như một công cụ để tạo dựng mô hình, nghiên cứu các hiện tượng và rút

ra dự đoán, nhận định của bản thân. Một tác dụng khác là HS chia sẻ, kiểm chứng kết quả tự học với nhau bằng cách đưa vấn đề, câu hỏi, kết quả nghiên cứu lên các diễn đàn để chia sẻ, nhận thông tin hỗ trợ, kiểm chứng từ các HS khác.

Nội dung tự học “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng” dùng cho BP 6:

Mô đun 1: Tóm tắt lý thuyết.

Nội dung của mô đun trình bày những kiến thức cơ bản về hệ thức Vi-ét và ứng dụng, kèm theo hệ thống các ví dụ minh họa những dạng bài tập ứng dụng hệ thức Vi ét. (nội dung các câu hỏi, bài tập tương tự như các ví dụ 2.31; 2.32; 2.33 đã trình bày trong các phiếu học tập ở BP 5).

Mô đun 2: Bài tập có hướng dẫn.

Nội dung của mô đun này bao gồm 8 dạng bài tập ứng dụng hệ thức Vi ét được thiết kế theo cấu trúc phân nhánh. Mỗi dạng bài tập được chia thành các ý nhỏ (mỗi ý nhỏ là một loại câu hỏi về kiến thức, KN trong 8 dạng bài tập) và có ví dụ minh họa.

Để học theo mô đun này, HS dựa trên các ví dụ ở mô đun 1, nếu gặp khó khăn ở bước nào thì có thể kích chuột để xem lại lý thuyết, tham khảo các gợi ý, hướng dẫn. Các bài tập ở mô đun này không có lời giải trọn vẹn, đầy đủ như các ví dụ ở mô đun 1. Nhờ vậy, HS tập luyện KN thực hiện làm theo các gợi ý, hướng dẫn chi tiết để hoàn thiện lời giải.

(Nội dung các bài tập của mô đun 2 được chọn ra từ hệ thống bài tập ở BP 4 - tương tự như các ví dụ 2.34; 2.35; 2.36 trong các phiếu học tập ở BP 5)

Mô đun 3: Bài tập để HS tự rèn luyện (sử dụng 3 loại bài tập dành cho 3 loại đối tượng HS tương tự như trong phiếu học tập ở BP 5).

Nội dung của mô đun này được thiết kế theo định hướng phân bậc HĐ để phù hợp với sự đa dạng về nhận thức của HS. Các bài tập này thường chỉ có gợi ý ngắn, đáp số để HS đối chiếu kết quả.

(Nội dung các bài tập ở mô đun 3 được chọn ra từ hệ thống bài tập ở BP 4 - tương tự như các ví dụ 2.34; 2.35; 2.36 trong các phiếu học tập ở BP 5)

Mô đun 4: Tự kiểm tra (nội dung tương tự như trong phiếu kiểm tra ở BP 5) Để các câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào giải bài tập đảm bảo tính phân hóa và mức độ khó (dành cho 3 loại đối tượng HS như ở

BP 5), GV lựa chọn nội dung từ hệ thống câu hỏi bài tập ở BP 4 - tương tự như các ví dụ 2.11; 2.12 ở BP 3; các ví dụ 2.37; 2.38; 2.39 trong các phiếu kiểm tra ở BP 5)

Về việc sử dụng linh hoạt các mô đun: Cần chú ý với những HS trung bình và yếu thì ta có thể sử dụng tất cả các mô đun mà GV đã chuẩn bị. Với HS khá, giỏi thì ta có thể bỏ qua một vài bước trung gian và khi HS đã hiểu, làm được những câu hỏi bài tập dễ (chẳng hạn với một số câu hỏi lý thuyết ở mô đun 1; một vài bài tập có hướng dẫn ở mô đun 2), ta có kết thúc để chuyển sang tự học với những bài tập khó hơn ở mô đun 3 và 4 tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy Học Chủ Đề Hệ Thức Vi-Ét Và Ứng Dụng Nhằm Rèn Luyện Kĩ Năng Tự Học Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)