Phỏng vấn thợ săn địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 68 - 70)

Sự có mặt của các loài Rái cá

Kết quả phỏng vấn từ các thợ săn chỉ ra rằng 2 loài Rái cá không những sinh sống ở Vườn Quốc gia mà chúng còn sinh sống cả ở các lâm trường nằm giữa Vườn Quốc gia U Minh Thượng và U Minh hạ. Từ những mô tả của những người được phỏng vấn, không thể khẳng định chắc chắn rằng hai loài Rái cá được nhìn thấy là Rái cá vuốt bé và Rái cá lông mũi, vẫn có khả năng loài Rái cá lớn được mô tả bởi những người cung cấp thông tin là loài Rái cá lông mũi hoặc Rái cá lông mượt. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra tuyến và điều tra bằng bẫy ảnh để xác định loài Rái cá đang sinh sống trong khu vực nghiên cứu một cách chính xác.

59

Hành lang tiềm năng cho sự sinh sống của các loài Rái cá

Rái cá có thể sinh sống ở các khu vực nằm ngoài Vườn Quốc gia nhưng chúng được nhìn thấy với tần suất ít hơn. Sinh cảnh sống ưa thích của loài Rái cá là ở các khu rừng già được trồng theo cách truyền thống và ít bị tác động bởi người dân địa phương. Những người tham gia phỏng vấn cho biết các khu rừng được quản lý bởi người dân địa phương có rất nhiều người và rất nhiều tác động do con người gây ra. Rừng trồng theo phương pháp truyền thống có mật độ cá cao, hấp dẫn Rái cá sinh sống và tìm kiếm thức ăn nhiều hơn. Có khả năng các khu vực rừng gần các ấp đóng vai trò như các bãi đầm lầy cung cấp thức ăn cho Rái cá khi trữ lượng cá suy giảm trong mùa khô trong các khu rừng được bảo vệ. Vì vậy, nếu các khu vực rừng này bị phá hủy thì các quần thể Rái cá sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng về nguồn thức ăn.

Các phương pháp săn bắt Rái cá

Các phương pháp săn bắt Rái cá ưa thích thường được sử dụng là bẫy thút và bẫy kiềng. Có rất ít bẫy thút được tìm thấy trong khi tiến hành điều tra trong rừng, tuy nhiên khi điều tra xung quanh khu vực ruộng lúa và các bờ kênh mương thì bẫy thút được tìm thấy nhiều hơn.

Săn bắt để lấy thịt ăn có thể vẫn là động cơ lớn cho việc săn bắt động vật hoang dã tại khu vực U Minh, với 66% thợ săn Rái cá trả lời rằng họ săn Rái cá để lấy thịt nếu họ bắt được. Lý do cho việc tiêu thụ thịt Rái cá trở lại là do nhu cầu cao trong việc mua bán các tấm da Rái cá từ các thương nhân trong những năm 1990 [24]. Tuy nhiên, các thợ săn cho biết hiện tại việc bán da Rái cá rất khó khăn do các thương nhân không còn đến làng của họ để mua da Rái cá nữa. Số liệu này có được là do một số thợ săn địa phương đã cho đoàn nghiên cứu xem da Rái cá và đưa da Rái cá cho các cán bộ bảo vệ rừng cất giữ và tặng đoàn nghiên cứu để làm tư liệu nghiên cứu.

60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)