a. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
Vườn Quốc gia được thành lập trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi và một số tiểu khu thuộc các Lâm ngư trường Trần Văn Thời, U Minh III. Khu bảo tồn Vồ Dơi được thành lập năm 1986, có diện tích 3.780 ha, trong đó đất có rừng là 3.214 ha, đất nông nghiệp, kênh, bờ kênh và thổ cư là 566ha. Khu bảo tồn Vồ Dơi được quản lý theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Theo quy hoạch hiện nay, diện tích vùng lõi của Khu bảo tồn thiên
39
nhiên Vồ Dơi quy hoạch thành Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn). Toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư của Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi trước đây sẽ chuyển thành vùng đệm.
Lâm ngư trường U Minh III và Lâm ngư trường Trần Văn Thời trước đây là các khu rừng sản xuất. Các hoạt động ở các Lâm ngư trường này là khai thác rừng, trồng rừng, trồng lúa, trồng cây hoa màu trên các đê và nuôi trồng thuỷ sản dưới các kênh. Theo quy hoạch hiện nay, phần diện tích rừng ở Tiểu khu 59, 61, 63 thuộc Lâm ngư trường Trần Văn Thời cũ được quy hoạch thành Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước.
b. Tình hình kinh tế - xã hội ở vùng đệm của Vườn Quốc gia
Vùng đệm của Vườn Quốc gia thuộc phạm vi 04 xã của 02 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Đó là các xã Khánh An, Khánh Lâm, Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi. Có mật độ dân số tương đối thưa, đa số người dân có nguồn gốc di cư từ các tỉnh và các huyện khác tới đây làm các nghề nông - lâm – ngư nghiệp, chiếm 81,59%, diện tích bình quân 4,68 ha/hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, chiếm 14%.
Bảng 3.4. Thống kê dân số theo địa bàn xã. Xã (người) Dân số Diện tích bình quân đất Nông Nghiệp/hộ (ha) Tổng số hộ (hộ) Số hộ nghèo (hộ) Khánh An 15,101 1.7 3,680 418 Khánh Lâm 13,553 1.7 3,204 566 Khánh Bình Tây Bắc 15,369 1.5 3,504 386 Trần Hợi 14,143 1.6 3,461 552 Tổng 58,166 6.5 13,849 1,922 Trung bình 14,542 2 3,462 481
(Nguồn: Báo cáo Kinh Tế-Xã Hội các xã Khánh An, Khánh Lâm, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi)
40
Sự phân bố các hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế chính của các
hộ dân sinh sống tại 04 xã ven Vườn Quốc gia là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 81,59%. Phần lớn các hộ dân này không làm thêm các nghề phụ khác và chỉ một số ít hộ dân tham gia các hoạt động lấy mật ong, đánh cá.
Bảng 3.5. Thống kê các hoạt động sản xuất của các xã ven Vườn Quốc gia
Ngành nghề Khánh Lâm Khánh An Khánh Bình Tây Bắc Trần Hợi Tỷ lệ (%)
Sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp 80.55 82.55 81.50 81.75 81.59
Tiểu thủ công nghiệp 10.65 10.45 11.50 12.14 11.19 Thương nghiệp - Dịch vụ 8.80 7.00 7.00 6.11 7.23
41
Sản xuất thủy sản
Hình 3.12. Thu hoạch ao nuôi cá đồng
Các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi ven Vườn Quốc gia có diện tích tự nhiên khá lớn rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi thuỷ sản các xã trung bình vào khoảng 3.107,2 ha, đối tượng nuôi trồng thuỷ sản là cá đồng. Qua kết quả điều tra kinh tế - xã hội tại các ấp tiếp giáp với Vườn Quốc gia , có 95,5% các hộ dân chủ yếu là nuôi cá tự nhiên (cá thát lát, cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn), sản lượng nuôi cá đồng trung bình 150 - 250 kg/hộ/năm, thu nhập trung bình từ cá đồng khoảng 10 - 20 triệu đồng/hộ/năm.
Bảng 3.6. Sản lượng nuôi trồng của các xã
TT Đơn vị (xã) Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) Sản lượng (Kg) Cá đồng So sánh sl (Kg) Trần Văn Thời U Minh 1 Khánh Lâm 3.990 889.300 750.000 31.750.000 2 Khánh An 3.568 455.860 286.250 3 Khánh Bình Tây Bắc 2.722 620.540 500.000 85.177.000 4 Trần Hợi 1.969 317.830 250.000 Tổng 12.249 2.283.530 1.786.250 85.177.000 31.750.000
42
Sản xuất lâm nghiệp: Theo kết quả điều tra kinh tế -xã hội tại các ấp
11, ấp 14, ấp 3, ấp Vồ Dơi thuộc địa bàn 04 xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi thuộc 02 huyện U Minh và Trần Văn Thời cho thấy diện tích đất được giao khoán trồng và chăm sóc rừng, cho các hộ dân là 6.535,6 ha, cụ thể như sau:
+ Ấp 11 – Khánh Lâm: 567,5 ha; + Ấp 14 - Khánh An: 3.339,7 ha; + Ấp 3 – Khánh Bình Tây Bắc: 1.037,7 ha; + Ấp Vồ Dơi - Trần Hợi: 1.590,7 ha.
43
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN