a. Thảm thực vật của Vườn Quốc gia
Thảm thực vật của Vườn Quốc gia thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước phèn hình thành trong điều kiện ngập nước, đất chua. Vườn Quốc gia có 3 kiểu thảm thực vật chính, đó là rừng tràm bán tự nhiên, rừng tràm trồng, và đồng cỏ ngập nước theo mùa. Rừng tràm bán tự nhiên chiếm phần lớn điện tích ở phía tây khu bảo tồn. Khu vực Vồ Dơi có khoảng 79 loài cây cỏ tự nhiên thuộc 65 chi, 36 họ thực vật khác nhau. Loài cây ưu thế là Tràm Melaleuca cajuputi, ngoài ra vẫn thấy sự hiện diện của một số loài cây gỗ khác như Bùi Illex cymosa và Mớp Alstonia
spathulata. Rừng tràm trồng có độ tuổi khác nhau, phân bố ở phía đông Vườn
Quốc gia. Trảng cỏ phổ biến nhất gặp ưu thế bởi các loài Eleocharis dulcis,
cùng với Cyperus halpan, C.polystachyos, Fuirena umbellata, Philydrum lanuginosum và Sậy Phragmites vallatoria. Trên các vùng đất cao loài Sậy
P.vallatoria chiếm ưu thế [3].
Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng Cà Mau năm 2006 và kết quả đo đạc xác định diện tích Vườn Quốc gia của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, tổng diện tích Vườn Quốc gia là: 8.527,8 ha.
Trong đó: - Đất có rừng là: 7.636,2 ha, chiếm 89,54%. + Đất có rừng tự nhiên: 1.100,6 ha, chiếm 13%.
+ Đất có rừng trồng: 6.530,6 ha, chiếm 73%. - Đất chưa có rừng: 891,6 ha, chiếm 10,46%. + Đất ngập nước, lung bàu: 86 ha, chiếm 1%. + Đất kinh và bờ kinh: 805,6ha, chiếm 9,46%.
35
36
b. Tài nguyên thủy sản
Vườn Quốc gia U Minh hạ là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc, cá rô, cá thát lát, cá sặc rằn....Theo kết quả điều tra của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ năm 2005 Vườn Quốc gia có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ thuộc hai hệ cá: cá sông, cá đồng, trong đó có 09 loài cá kinh tế cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc... Trong các loài cá trên có các loài xếp vào Sách đỏ Động Vật Việt Nam năm 2000 gồm có cá Trê trắng, cá Còm, cá trèn…
Những loài cá được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000 và Quyết định số: 82/2008/QĐ-BNN, ngày 17/07/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn:
Bảng 3.2. Các loài cá trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000
TT Tên phổ thông nguy cấp Mức độ Việt Nam Sách đỏ 82/2008/QĐ-BNN Quyết định số:
1 Cá trê trắng Rất nguy cấp T CR 2 Cá còm Rất nguy cấp T CR 3 Cá trèn Rất nguy cấp T CR 4 Cá bông Rất nguy cấp T CR Hình 3.8. Cá còm Hình 3.9. Cá lóc bông c. Hệ động vật rừng
Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động vật hoang dã. Các kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên
37
sinh vật về hệ động vật hoang dã của rừng Tràm từ năm 2000 - 2006 đã thống kê có 32 loài thú, thuộc 13 họ, trong 8 bộ, gồm bộ thú ăn sâu bọ có 01 loài; bộ thú nhiều răng có 01 loài; bộ dơi 07 loài; bộ linh trưởng 01 loài; bộ ăn thịt 10 loài; bộ móng guốc chẵn 01 loài; bộ tê tê 01 loài; bộ gặm nhấm 10 loài.
Những loài thú quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000 và Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ:
Bảng 3.3. Các loài động vật rừng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000
TT Tên phổ thông Mức độ nguy cấp Sách đỏ Việt Nam Nghị định số 32/NĐ-CP I Các loài thú quý hiếm
1 Cầy hương IIB
2 Cầy giông Nguy cấp thấp E IIB
3 Cầy giông đốm lớn Nguy cấp thấp V IIB
4 Rái cá vuốt bé Nguy cấp V IB
5 Rái cá lông mũi Nguy cấp V IB
6 Sóc chuột lửa Nguy cấp R
7 Sóc lửa Nguy cấp R
8 Dơi chó tai ngắn Rất nguy cấp
9 Dơi ngựa lớn IIB
II Các loài bò sát quý hiếm
10 Tắc kè Tắc kè T
11 Trăn đất Trăn đất V IIB
12 Rắn ráo thường Rắn lãi T IIB
13 Rắn ráo trâu Hổ hèo V IB
14 Rắn sọc da Hổ ngựa IB
15 Rắn cạp nong Rắn mái gấm T IIB
16 Rắn hổ mang Rắn hổ đất T IIB
38
d. Khu hệ chim
Vườn Quốc gia và vùng phụ cận có khu hệ chim phong phú về thành phần loài. Đặc biệt tại khu vực này các loài chim nước có mật độ cao, cụ thể là các loài Cò đen, Cò lùn (Ixobrychus và Dupetor), Gà lôi nước Metopidius indicus và Xít Porphyrio porphyrio. Tại đây đã tìm thấy loài Già đẫy, nhưng có lẽ chỉ có loài Già đẫy java Leptoptilos javanicus. Loài này đã từng sinh sống tại Vườn Quốc gia trước đây, nhưng hiện nay chưa gặp lại. Tuy nhiên, chúng vẫn còn đâu đó ở khu vực phía bắc nằm bên ngoài Vườn Quốc gia. Thêm vào đó, loài Hạc cổ trắng Ciconia episcopus cũng đã được ghi nhận ở phía bắc của Vườn Quốc gia, đó là nơi chúng có khả năng làm tổ. Các nguyên nhân làm thiếu vắng các loài chim nước có kích thước lớn trong vùng chưa được biết rõ, nhưng có thể do sự tác động và sự suy thoái của vùng cư trú trong quá khứ, đặc biệt là nạn cháy rừng [3].
e. Các mối đe dọa đối với Vườn Quốc gia
Những mối đe dọa chính đối với khu vực là săn bắn, xáo trộn sinh cảnh, suy thoái chất lượng nước và cháy rừng do khai thác mật ong ([2]; [24]). Do vậy cần kiểm soát việc thu mật ong và nhất là cấm tuyệt đối việc dùng lửa trong rừng tràm vào mùa khô hạn [3]. Lượng mưa hàng năm là 2.360mm chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Điều kiện thời tiết rất khô dễ gây ra cháy rừng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.