Kết quả phân tích từ các cuộc phỏng vấn thợ săn địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 53 - 55)

Tổng cộng, 48 thợ săn đã được phỏng vấn tại 8 ấp (20 người sống ở xung quanh Vườn Quốc gia, 8 người ở lâm trường U Minh I, 8 người ở lâm trường U Minh II, 6 người ở lâm trường 30/044 và 6 người ở lâm trường sông Trẹm). Khi tiến hành phỏng vấn đều có người dân địa phương dẫn đoàn đi để tạo không khí cởi mở và dễ dàng cho việc khai thác thông tin. Các cuộc phỏng vấn kéo dài từ 20 đến 115 phút (Trung bình 45 phút/cuộc phỏng vấn, N = 48).

Số người trả lời tuyên bố nhìn thấy Rái cá không thay đổi đáng kể giữa Vườn Quốc gia và các lâm trường (Vườn Quốc gia: 95% (19/20), Lâm trường: 100% (28/28), kiểm tra độ chính xác của Fisher là 0,42). Số lượng người nhìn thấy Rái cá trong thôn hoặc xung quanh cánh đồng lúa và kênh rạch cũng không có sự khác nhau giữa Vườn Quốc gia và các lâm trường (Vườn Quốc gia: 50% (7/14), các lâm trường: 56% (14/25); thử nghiệm độ chính xác của Fisher là 0,75). Những người được phỏng vấn trong Vườn Quốc gia và các lâm trường đều cho biết họ thường nhìn thấy Rái cá ở trong rừng nhiều hơn so với những địa điểm gần các khu dân cư.

Đa số những người được phỏng vấn có thể mô tả các loài Rái cá ở khu vực U Minh và cho biết có 2 loài Rái cá (93%, 38/41). Tên loài mà họ thường sử dụng là Rái cá cùi và Rái cá móng (Theo Nguyễn Xuân Đặng [24] thì đó là loài Rái cá vuốt bé và Rái cá lông mũi). Theo câu trả lời của những người được phỏng vấn thì màu sắc và kích cỡ của các loài Rái cá rất khác nhau. Tuy nhiên, 97% (37/38) người dân cho rằng Rái cá cùi có móng vuốt ngắn và 95% (35/37) cho biết Rái cá móng có móng vuốt dài. Kích thước trung bình của

44

Rái cá cùi là 6kg (từ 3 đến 13kg) và Rái cá móng là 9 kg (dao động từ 3 đến 15kg).

Bảng 4.1. Danh mục các loài rái cá xác nhận qua các cuộc phỏng vấn

STT Loài Nguồn thông tin

01 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea Phỏng vấn thợ săn 02 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana Phỏng vấn thợ săn 03 Rái cá lông mượt Lutrogale perspicilatta Phỏng vấn thợ săn

Hình 4.1. Rái cá vuốt bé chụp được tại nhà dân ở lâm trường Sông Trẹm

(Nguồn: Nguyễn Văn Nhuận)

Sự khác nhau giữa những câu trả lời về các kiểu sinh cảnh mà người được phỏng vấn nhìn thấy Rái cá trong Vườn Quốc gia và các lâm trường là

45

không có sự khác nhau đáng kể (Kiểm tra tính chính xác của Fishers là 1.0). Do đó, các kết quả sau là những kết quả được kết hợp từ tất cả các cuộc phỏng vấn. Những người được phỏng vấn cho biết Rái cá thường được nhìn thấy ở những khu vực rừng già (82%, 26/32), mặc dù vậy, vẫn có 12% (6/32) số người được hỏi cho biết họ nhìn thấy Rái cá cả ở trong rừng già và rừng non. Không có người nào nói rằng họ nhìn thấy Rái cá chỉ ở trong rừng non.

Các khu rừng quản lý theo phương thức truyền thống (bao gồm các khu rừng được trồng các loài cây tràm mà không đào các kênh mương chia cắt giữa các tiểu khu rừng trồng) thường là sinh cảnh sống ưa thích của các quần thể Rái cá do 85% (33/39) số người được hỏi nói rằng họ chỉ thấy con Rái cá trong các khu rừng được quản lý theo phương pháp truyền thống. 15% (6/39) số người được hỏi nói rằng họ nhìn thấy Rái cá ở những khu rừng quản lý theo phương thức truyền thống và thâm canh. Bên ngoài của Vườn Quốc gia, Rái cá chủ yếu được thấy trong các lâm trường (91%, 21/23) và chỉ có 2 người nói rằng họ nhìn thấy Rái cá ở cả các khu rừng của lâm trường và rừng của người dân địa phương và không có người trả lời nào đã nhìn thấy Rái cá chỉ có ở trong rừng của người dân địa phương. Rái cá cũng được nhìn thấy dọc theo bờ kênh với cây sậy dày đặc (88%, 30/34), với 12% (4/34) được nhìn thấy trong khu vực có chuối hoặc lau sậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)