Bảo tồn Rái cá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 25)

Hiện nay việc buôn bán động vật hoang dã một cách phổ biến được cho là một trong những trở ngại lớn đến việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á ([8], [15], [30], [34]), tuy nhiên có rất ít nghiên cứu điều tra về việc các thợ săn cung cấp cho hoạt động buôn bán động vật hoang dã này như thế nào. Việc săn bắn động vật hoang dã ở khu vực Đông Nam Á giờ đây được coi là đặc biệt liên quan đến thương mại quốc tế về buôn bán động vật hoang dã [35], dù vậy vẫn còn có nhu cầu săn bắt động vật hoang dã để cung cấp thực phẩm cho các cộng đồng địa phương.

Các loài thú ăn thịt nhỏ được giao dịch buôn bán với số lượng lớn trên khắp khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tồn tại của các quần thể động vật hoang dã ở ngoài tự nhiên. Phần lớn việc buôn bán động

16

vật hoang dã đều chuyển sang Trung Quốc và được bán với mục đích cung cấp thực phẩm, y học truyền thống và làm vật nuôi [17]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngày càng có nhiều người ăn thịt động vật hoang dã ở các khu vực giàu có và có điều kiện về kinh tế, và các nhà hàng động vật hoang dã mở ra ngày càng nhiều tại các thành phố lớn.

Việt Nam là một quốc gia quan trọng đối với các loài thú ăn thịt nhỏ, với hơn 61% của phân họ thú ăn nhỏ [31]. Các quần thể Rái cá lông mũi ít được nghiên cứu đã được phát hiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên có quá ít nghiên cứu được tiến hành để xác định nơi những loài Rái cá lông mũi vẫn còn tồn tại.

Có rất ít dữ liệu về sự phân bố của Rái cá lông mũi [12] dẫn đến loài này được ghi vào trong Danh sách Đỏ của IUCN là Thiếu Dữ Liệu [13], và được nâng cấp thành loài Nguy cấp (E) trong Danh sách Đỏ của IUCN 2012. Môi trường sống chính của loài này là rừng đầm lầy với một loài cây chiếm ưu thế là Cây tràm Melaluca cajeputi, hoặc rừng đầm lầy thường xanh [14]. Những báo cáo nghiên cứu gần đây từ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Sumatra đã cho thấy sự khan hiếm của loài Rái cá lông mũi ở các nước này ([14], [20], [25], [33]). Sinh cảnh sống phù hợp với loài Rái cá lông mũi là rất hiếm [19] làm cho loài này là một trong những loài đang bị đe dọa nhất ở Đông Nam Á.

Hiện tại không có đủ số liệu sinh thái hoặc những hồ sơ báo cáo chính thức ghi nhận tất cả các loài Rái cá ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác và săn bắn quá mức nghiêm trọng các loài Rái cá ở Việt Nam kết hợp với mức độ tác động cao của con người đến môi trường sống của Rái cá đã dẫn đến mật độ các quần thể Rái cá thấp và bị phân mảnh và cần phải có hành động bảo tồn cấp thiết đối với các loài Rái cá ([12], [27]). Roberton [32] đã tìm

17

thấy chỉ có 24 ghi nhận các loài Rái cá tại thực địa đã được xác nhận ở Việt Nam trong 15 năm qua. Mười trong số 24 ghi nhận chính thức đã được thực hiện trong 13 Vùng Bảo tồn Đa dạng Sinh học quan trọng được xác định là những vùng ưu tiên cho bảo tồn thú ăn thịt nhỏ và 09 ghi nhận về loài Rái cá được xác nhận từ các vùng Bảo tồn Đa dạng Sinh học quan trọng khác (ví dụ: Văn Bàn, Ea Sô, Kẻ Gỗ, Đắc Krông, Phong Điền, và Pù Mát), nhưng không có một vùng bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nào kể trên có các quần thể Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana). Tất cả những ghi nhận gần đây về loài Rái cá là từ khu vực rừng than bùn U Minh ở tỉnh Cà Mau và Kiên Giang có 02 khu bảo vệ (Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Vườn Quốc gia U Minh hạ). Ngoài Rái cá lông mũi ra, loài Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea là một loài đang có nguy cơ đe dọa toàn cầu cũng đã được ghi nhận trong khu vực này.

Tất cả các loài Rái cá ở Việt Nam đều có liên quan đến các môi trường sống ở vùng đồng bằng duyên hải và vùng nước ngọt, tuy nhiên có rất ít số liệu về các loài Rái cá hiện có liên quan đến các kiểu rừng.

Trước năm 1975 có rất ít những khảo sát về khu hệ thú khu vực được tiến hành do nguyên nhân chiến tranh kéo dài đã cản trở những nghiên cứu khoa học trong vùng. Từ năm 1975, đã có một số khảo sát về sự đa dạng của khu hệ thú được tiến hành trong khuôn khổ các chương trình nghiên cứu của Nhà nước, hoặc do các Viện nghiên cứu, trường đại học tiến hành, như Viện Sinh Học Hà Nội. Tuy nhiên những thông tin về khu hệ thú của các khu vực trong vùng vẫn còn rất hạn chế [24].

Việt Nam có 04 loài Rái cá đang bị đe dọa toàn cầu và đe dọa quốc gia với nguy cơ bị tuyệt chủng [12]. Trong đó, hiện trạng loài Rái cá lông mũi

18

của chúng, bao gồm cả Việt Nam [24], có rất ít số liệu về sự phân bố của Rái cá lông mũi [12], điều này đã dẫn đến việc trong sách đỏ của IUCN liệt kê loài này là thiếu số liệu [13], và được nâng cấp thành Nguy cấp trong sách đỏ của IUCN 2012. Các quần thể Rái cá lông mũi đã được phát hiện tại khu vực , tuy nhiên có rất ít các cuộc điều tra nghiên cứu về hiện trạng của loài Rái cá lông mũi tại khu vực này.

Sinh cảnh sống chủ yếu của loài Rái cá lông mũi là rừng than bùn, bao gồm rừng tràm thâm canh hoặc rừng than bùn thường xanh [14]. Những báo cáo công bố gần đây từ các nước Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Sumatra đã chỉ ra sự khan hiếm của loài này tại các quốc gia nói trên ([14], [20], [25], [33]). Sinh cảnh sống thích hợp của loài này là rất hiếm [19] và làm cho loài Rái cá này trở thành một trong những loài bị đe dọa nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Có rất ít các cuộc điều tra động vật đã được công bố ở Đồng bằng Sông Cửu Long [3] và chỉ có một nghiên cứu về sinh thái tại Vườn Quốc gia (ban đầu được gọi là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vồ Dơi). Vì lý do này, đề tài nghiên cứu này sẽ được thực hiện để đánh giá hiện trạng các loài Rái cá đang bị đe dọa tại Vườn Quốc gia U Minh hạ , tỉnh Cà Mau, đặc biệt là loài Rái cá lông mũi đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu. Một phần quan trọng của đề tài nghiên cứu này là đánh giá mức độ can thiệp của con người và đánh giá mức độ của mối đe dọa đối với các loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở dữ liệu chính xác và vững chắc về mặt khoa học và kinh tế xã hội nhằm cải thiện công tác bảo tồn các loài Rái cá tại khu vực nghiên cứu.

19

a) Rái cá vuốt bé b) Rái cá lông mũi

C) Rái cá lông mượt d) Rái cá thường

Hình 1.8. Bản đồ phân bố 04 loài Rái cá trên thế giới

20

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Cung cấp cơ sở dữ liệu chính xác và vững chắc về mặt khoa học và kinh tế xã hội nhằm cải thiện công tác bảo tồn các loài Rái cá tại khu vực nghiên cứu.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

 Xác định số lượng loài Rái cá hiện đang sinh sống tại Vườn Quốc gia;

 Đánh giá hiện trạng, phân bố và các quần hợp sinh cảnh của các loài Rái cá tại Vườn Quốc gia , đặc biệt là loài Rái cá lông mũi (Lutra Sumatrana);

 Đánh giá mức độ tác động của con người và mối đe dọa đến loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các loài Rái cá tại Vườn Quốc gia U Minh hạ, tỉnh Cà Mau, đặc biệt là loài Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana).

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/09/2012 đến ngày 28/02/2013

2.3. Nội dung nghiên cứu

 Nghiên cứu thành phần loài Rái cá tại khu vực Vườn Quốc gia U Minh hạ;

 Nghiên cứu sự phân bố, mật độ trung bình và tổng số lượng các loài Rái cá tại khu vực nghiên cứu;

 Nghiên cứu các mối đe dọa đối với các loài Rái cá tại khu vực nghiên cứu;

21

 Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn các loài Rái cá tại Vườn Quốc gia U Minh hạ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu kế thừa

Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc tổng hợp phân tích đánh giá hiện trạng các loài Rái cá tại Vườn Quốc gia. Đề tài kế thừa các số liệu nghiên cứu điều tra hiện trạng các loài Rái cá tại Vườn Quốc gia U Minh hạ do Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê, Vườn Quốc gia Cúc Phương thực hiện điều tra khảo sát trong năm 2007 và năm 2008.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong Vườn Quốc gia từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 09 năm 2007 và ở các lâm trường từ ngày 09 đến ngày 20 tháng 11 năm 2007. Các thợ săn sống giáp ranh với Vườn Quốc gia hoặc lâm trường được hỏi về kiến thức của họ liên quan đến các loài Rái cá. Các thông tin được hỏi bao gồm sinh thái, các phương thức săn bắt, và hiện trạng buôn bán các loài Rái cá.

Số cuộc phỏng vấn đã được tiến hành trong một ngày phụ thuộc vào thời gian và chất lượng cung cấp thông tin của người phỏng vấn nhưng tối thiểu là 02 cuộc phỏng vấn. Các thôn được lựa chọn phỏng vấn căn cứ vào lời khuyên của cán bộ vườn quốc gia, cán bộ xã, và các nhà khoa học có kinh nghiệm làm việc trong khu vực nghiên cứu. Tổng cộng đã phỏng vấn được 48 thợ săn tại 10 ấp xung quanh Vườn Quốc gia U Minh hạ, lâm trường U Minh I, U Minh II, 30/04 và lâm trường Sông trẹm.

Người được phỏng vấn là những người có danh tiếng và có sự hiểu biết cao về các phương pháp săn bắt động vật hoang dã. Lãnh đạo các ấp đã cung cấp tên của người trả lời phỏng vấn ban đầu, sau đó những người phỏng vấn

22

này có thể cung cấp tên những thợ săn hiểu biết tiếp theo. Các vấn đề được thảo luận trong các cuộc phỏng vấn là rất nhạy cảm bởi vì việc săn bắt các loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu là bất hợp pháp. Ngoài ra, số thợ săn hiểu biết về loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu không nhiều, vì vậy, việc lấy mẫu ngẫu nhiên các thợ săn để phỏng vấn là điều không thể tiến hành được.

Các cuộc phỏng vấn đã thu thập số liệu về các mối đe dọa, những tác động của con người đến các loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu; những thông tin chung về hiện trạng, phân bố và những nhu cầu sinh cảnh sống của các loài Rái cá; thu thập thông tin về hiện trạng săn bắt và tác động của con người trong khu vực nghiên cứu; xác định các địa điểm trong khu vực nghiên cứu có tiềm năng điều tra Rái cá và đặt bẫy ảnh.

Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế là những câu hỏi mở và được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Các câu hỏi đã được ghi nhớ trước nhưng không viết ra hoặc hỏi theo bất cứ thứ tự đã được xác định trước. Điều này cho phép các cuộc hội thoại được diễn ra suôn sẻ và có những nhận xét góp ý hữu ích được thảo luận thêm. Câu hỏi mở đã được sử dụng ở bất cứ nơi nào có thể, để tránh việc người được phỏng vấn có được câu trả lời trước. Tất cả các câu trả lời đã được ghi lại trong cuốn sổ tay của người đi phỏng vấn và được thống kê vào bảng số liệu sau khi phỏng vấn kết thúc.

Thái độ và kiến thức của những người được phỏng vấn là rất khác nhau. Thông thường trong cuộc phỏng vấn, một câu hỏi không thể có các câu trả lời giống nhau từ những người được phỏng vấn khác nhau. Vì vậy, cần phải có các câu hỏi cụ thể về nhu cầu sinh cảnh của các loài Rái cá, vì những người được phỏng vấn thường cung cấp những câu trả lời rất mơ hồ như: ở trong rừng rậm hoặc ở nơi có nhiều cá. Để giúp cho việc xác định cụ thể hơn các kiểu sinh cảnh sống của loài Rái cá mà các thợ săn nhìn thấy, các câu hỏi sau đã được hỏi:

23

1.Loài X chỉ thích rừng già hay rừng non hay nó được nhìn thấy trong tất cả các loại rừng có độ tuổi khác nhau? Bởi vì các khu rừng được khai thác theo chu kỳ từ 7 đến 12 năm/lần, rừng non được phân loại là rừng có độ tuổi từ 0 - 5 năm và rừng già là rừng 6 năm tuổi trở lên. Không có khu rừng nào ở Vườn Quốc gia hoặc các lâm trường có độ tuổi trên 30 năm.

2.Loài X thường được nhìn thấy trong rừng trồng truyền thống hay rừng trồng thâm canh hay cả hai loại rừng?

3.Loài X được nhìn thấy trong rừng của lâm trường hay rừng của người dân địa phương? Câu hỏi này chỉ được hỏi đối với những người dân sống ở trong các lâm trương, câu hỏi này đã được hỏi bởi vì người dân cho biết có nhiều tác động ở các khu rừng trồng của người dân địa phương.

4.Loài X được nhìn thấy ở dọc các bờ kênh có trồng cây chuối hay lau sậy?

Các câu trả lời của người được phỏng vấn được tính là x% (y / z), y là tổng số người đưa ra câu trả lời và z là tổng số người phỏng vấn được hỏi, bao gồm cả những người đã không đưa ra câu trả lời hoặc đưa ra câu trả lời không liên quan.

2.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến

Việc phân tầng lấy mẫu ngẫu nhiên đã được sử dụng để khảo sát tại Vườn Quốc gia. Vườn Quốc gia có diện tích là 115 km2, bao gồm 71 tiểu khu được phân chia bởi một mạng lưới kênh rạch dày đặc. Các cuộc điều tra phỏng vấn thợ săn đã xác định được hai khu vực trong Vườn Quốc gia (Vồ Dơi và lâm trường U Minh III) là khu vực có tính đa dạng sinh học cao. 08 tuyến điều tra theo tuyến đã được lựa chọn cố định để điều tra tại hai khu vực giàu tính đa dạng sinh học này. Ngoài ra, 8 tuyến điều tra khác cũng đã được tiến hành trong các khu vực còn lại của Vườn Quốc gia. Tám tuyến còn lại

24

này được lựa chọn bằng cách chọn tuyến điều tra trong các tiểu khu có rừng tại Vườn Quốc gia (không bao gồm tám tuyến đã được khảo sát trước đó). Sau đó, sử dụng chức năng lấy số ngẫu nhiên RANDBETWEEN 'được sử dụng trong Excel 2007 để chọn các địa điểm khảo sát.

Mỗi tuyến điều tra đã được điều tra 2 lần: một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi tối (được tính là một mẫu điều tra độc lập). Phương pháp điều tra này phù hợp với những đề xuất khuyến nghị của tác giả [10]. Các tuyến điều tra đã không được tiến hành trong khu vực có nước nhưng đã được tiến hành ở những khu vực cách mép nước từ 0,5m đến 2m [14]. Vườn quốc gia đã dọn sạch các cây lau sậy dọc theo bờ kênh để giảm nguy cơ cháy rừng, vì vậy các tuyến điều tra sẽ được tiến hành dọc theo các bờ kênh này. Ngoài ra, các tuyến điều tra có thể được thực hiện dọc theo các bãi trảng trống còn sót lại của Vườn Quốc gia. Các tuyến điều tra sẽ được tiến hành để quan sát trực tiếp các loài Rái cá, phát hiện dấu chân, hang, phân, và những dấu hiệu khác của Rái cá trong khu vực nghiên cứu. Khi một con Rái cá được phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)