Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 41 - 44)

a. Đặc điểm khí hậu

Vườn Quốc gia nằm trong vùng vĩ độ thấp mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu Biển Đông. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 05 năm sau (tháng chuyển mùa là tháng 06 và tháng 12). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C, tháng nóng nhất (tháng 5) là 27,60C, tháng lạnh nhất (tháng 01) là 250C.

b. Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,50C. + Nhiệt độ bình quân theo mùa khô: 27,70C. + Nhiệt độ bình quân theo mùa mưa: 27,10C.

+ Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất (tháng 5): 27,60C. + Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất (tháng 01): 25,00C.

c. Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm: 86%. + Độ ẩm không khí tương đối bình quân mùa khô: 81%. + Độ ẩm không khí tương đối bình quân mùa mưa: 87%.

+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân tháng cao nhất (tháng 9, 10): 88%. + Độ ẩm không khí tương đối bình quân tháng thấp nhất (tháng 3, 4): 80%.

d. Chế độ gió:

Vùng này chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính. Vào mùa khô, hướng gió thịnh hành là gió Đông và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2,5 – 4,5m/s. Mùa mưa, hướng gió thịnh hành là gió Tây, Tây Nam, có tốc độ từ 1,6 - 2,8m/s.

32

+ Gió mùa khô: Hướng gió Đông, Đông Bắc, tốc độ từ 2,5 – 4,5m/s. + Gió mùa mưa: Hướng Tây, Tây Nam, tốc độ từ 1,6 – 2,8m/s.

Lượng mưa bình quân cao đã quan trắc được vào các tháng 8, 9 (351mm/tháng), lượng mưa thấp vào tháng 02 (8mm). Số ngày mưa trung bình năm là 170 ngày.

Hình 3.4. Phân bố lượng mưa Hình 3.5. Số ngày mưa trong năm

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 T12- T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Tổng Tháng Lượng mưa (mm) Huyện U Minh(mm) Cà Mau (mm)

33

Bảng 3.1. Lượng mưa phân bố theo tháng

Lượng mưa Lượng mưa theo tháng Tổng

T12-T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11

Huyện U

Minh (mm) 84 246 364 296 351 351 350 205 2,247 Cà Mau (mm) 237 277 319 331 342 353 338 186 2,383

( Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Nam Bộ năm 2009)

e. Chế độ thuỷ văn:

Chế độ thuỷ văn của vùng phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa và hệ thống kênh rạch. Các sông rạch tự nhiên có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của khu vực này là sông Cái Tàu, sông Đốc, sông Trẹm.

Phía trong nội vùng, phần lớn kênh được xây dựng nhằm phục vụ việc giữ nước phòng cháy chữa cháy rừng, tiêu nước xổ phèn, giao thông. Các hướng chủ yếu của kênh là Đông Tây hoặc Nam Bắc. Các kênh có chiều rộng từ 5 đến 15 m, sâu từ -1.5 đến -2,5 m, tạo cho bề mặt địa hình của vùng có độ chia cắt với mật độ cao.

Các kênh đào ven đê được sử dụng làm đường giao thông chính trong vùng như kênh Minh Hà, kênh bờ bao toàn vùng, kênh theo hướng Đông - Tây gồm: Kênh 21, 23, 24, 25, 26, 27; kênh theo hướng Bắc - Nam gồm: Kênh 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100. Ngoài ra trong các đơn vị lân cận còn nhiều kênh rạch lưu thông khác.

Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa. Hiện nay, do hệ thống đê bao khép kín nên chế độ thuỷ văn trong khu rừng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ, mưa lượng bốc hơi nước và việc quản lý điều tiết các cống và đê bao.

Nhìn chung, chế độ ngập nước rất phức tạp, độ sâu ngập nước, thời gian ngập từng vùng phụ thuộc vào độ cao địa hình và hệ thống đê bao. Độ sâu ngập nước hiện nay bị ảnh hưởng bởi việc điều tiết các cống đập.

34

Chế độ thuỷ văn trong vùng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ tầng than bùn và quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)