Phương pháp điều tra bằng bẫy ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 35 - 37)

Bẫy ảnh là công cụ điều tra rất hiệu quả các loài động vật hoang dã hoạt động ban đêm. Bẫy ảnh loại Deercam sử dụng phim ISO200 được triển khai tại 10 địa điểm trên khắp Vườn Quốc gia, trong thời gian từ 3 tuần đến 6 tháng (Bảng 4.2). Không có bẫy ảnh nào được đặt nằm trong vòng 1 km gần nhau. Các địa điểm đặt bẫy ảnh tốt đã được xác định trong thời gian phỏng vấn các thợ săn. Trong các khu vực đặt bẫy ảnh, một cán bộ kiểm lâm địa phương đã dẫn đoàn đến các địa điểm mà anh ta đã nhìn thấy rất nhiều dấu vết của Rái cá. Các bẫy ảnh đã được đặt tại các địa điểm có nhiều dấu chân

26

động vật và có đường đi rõ ràng của động vật. Tất cả các bẫy ảnh đã được đặt tại các vị trí gần kênh, trong bụi chuối, lau sậy hoặc cây bạch đàn ven các con kênh được trồng để làm đường băng cản lửa giữa các lô rừng khác nhau.

Bẫy ảnh hướng về phía Bắc để tránh ảnh bị mờ bởi ánh nắng mặt trời ở bất cứ địa điểm nào có cây phù hợp cho phép thực hiện điều này. Hạt hút ẩm silica được bọc trong vải và đặt bên trong bẫy ảnh để làm giảm khả năng ngưng tụ hơi nước trên ống kính. Khoảng cách chụp giữa 2 bức ảnh liên tiếp là 15 giây và được đặt ở chế độ nhạy cao (High sensitive). Khi các bẫy ảnh được cài đặt, bất kỳ cây con nào có khả năng làm mờ ảnh phía trước khi máy ảnh chụp đều được chặt dọn phát quang, và cố gắng không gây tác động quá nhiều đến địa điểm đặt bẫy ảnh. Bẫy ảnh được bảo dưỡng hàng tháng nhằm đảm bảo các bẫy ảnh hoạt động tốt và hiệu quả, thay phim và pin khi cần thiết. Các bẫy ảnh sẽ được di chuyển sang địa điểm khác nếu trong hai tháng liên tiếp không chụp được bức ảnh động vật nào.

27

Bẫy ảnh được gắn vào một cây chắc khỏe cách mặt đất từ 20 - 30 cm, có tính đến biến động mực nước trong khu vực nghiên cứu. Độ cao này đã được lựa chọn bởi việc xác định Rái cá thông qua các hình ảnh được chụp bởi bẫy ảnh là rất khó khăn, đặc biệt là giữa Rái cá thường Lutra Lutra và Rái cá lông mũi Lutra sumatrana. Đặc điểm phân biệt giữa hai loài này nằm ở cằm và viền mũi của chúng. Vậy nên việc đặt bẫy ảnh thấp đến mặt đất sẽ giúp chụp được ảnh có màu sắc của cằm và hình dạng bàn chân tốt hơn nhờ đó mà việc xác định loài cũng sẽ chính xác hơn.

Chất dẫn dụ Rái cá được bôi vào giữa các que gỗ được chẻ ra bôi. Điều này làm cho chất dẫn dụ được duy trì lâu và không bị rửa trôi khi trời mưa. Các chất dẫn dụ được đặt trước bẫy ảnh với khoảng cách 3m để hấp dẫn các loài động vật đến phía trước bẫy ảnh và có thể chụp được toàn bộ cơ thể của động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)