Kết quả điều tra Rái cá theo tuyến và bằng bẫy ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 55 - 62)

4.1.2.1. Điều tra theo tuyến

Điều tra theo tuyến vào buổi sáng sớm được tiến hành với độ dài của tuyến điều tra từ 0,5km đến 3,7km (trung bình là 2,5km); điều tra theo tuyến ban ngày từ 0,4km đến 3,4km (trung bình là 2km) và tìm kiếm ban đêm từ 2,1 km đến 5 km (trung bình 3,4). Tổng số khoảng cách đi bộ từ tất cả các tuyến

46

điều tra là 129 km, tuy nhiên, vì lặp đi lặp lại tuyến điều tra khảo sát nên chỉ điều tra được 40% tổng diện tích của Vườn Quốc gia.

Hình 4.2. Điều tra theo tuyến để tìm kiếm dấu chân và dấu vết của Rái cá tại U Minh III

Hình 4.3. Dấu chân Rái cá được tìm thấy tại Trần Văn Thời trong chuyến khảo sát theo tuyến ban ngày

Nhóm nghiên cứu đã nhìn thấy một cặp Rái cá lông mũi tại U Minh III lúc 20:30 PM ngày 28 tháng 03 năm 2008 tại tọa độ 90 ’ ’’

47

và 104057’20.07’’ Độ Kinh Đông. Vị trị gặp dọc theo một bờ kênh rộng 2m và cách mép nước bờ kênh khoảng 2m. Cá thể Rái cá đầu tiên đã sợ hãi và chạy vào bụi lau sậy để lẩn trốn đoàn nghiên cứu, trong khi cá thể Rái cá thứ hai rất tò mò và đã tiến gần đoàn nghiên cứu khoảng 3m. Sinh cảnh xung quanh địa điểm chụp được Rái cá lông mũi là rừng trồng tràm tuổi từ 3 – 5 năm, có một số con kênh đã được người dân đấu thầu để đánh bắt cá và đang chờ cho con kênh cạn dần nước để khai thác cá. Không có cá thể Rái cá lông mũi nào chụp được tại các bẫy ảnh tại khu vực nghiên cứu.

Hình 4.4. Phân Rái cá được tìm thấy tại U Minh III trong khi khảo sát theo tuyến vào ban ngày

Hình 4.5. Rái cá lông mũi (Lutra sumantrana). Được chụp trong chuyến điều tra tuyến ban đêm tại U Minh III, Vườn Quốc gia

48

4.1.2.2. Điều tra bằng bẫy ảnh

Kết quả phân tích ảnh từ các bẫy ảnh trong thời gian khảo sát chỉ ra rằng: Tại khu vực Vồ Dơi, Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea 6 lần xuất hiện riêng biệt, trong đó 2 lần chụp được từ 02 đến 8 cá thể vào tháng 11, 2 lần vào tháng 3 và 2 lần vào tháng 4. Các dấu chân đã được nhìn thấy tại U Minh III ở bãi đất mềm gần một bờ kênh.

Hình 4.6. Nhóm 03 cá thể Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) được chụp bằng bẫy ảnh tại Vồ Dơi, Vườn Quốc gia U Minh hạ

49

50

Bảng 4.2. Ngày, địa điểm và số lượng ảnh chụp được tại Vườn Quốc gia, tỉnh Cà Mau

Ngày đặt bẫy ảnh Ngày tháo bẫy ảnh Địa điểm đặt bẫy ảnh Số lượng ảnh chụp được Số lượng ảnh chụp được động vật Tỷ lệ % ảnh chụp được động vật Số lượng ảnh chụp được người dân Số lượng đêm chụp bẫy ảnh hiệu quả Số lượng đêm chụp bẫy ảnh không hiệu quả 24/09/2007 10/01/2008 Trần Văn Thời 73 22 30 0 109 0 24/09/2007 30/03/2008 Trần Văn Thời 137 73 53 2 177 11 24/09/2007 02/04/2008 U Minh III 175 134 77 0 88 103 24/09/2007 28/12/2007 U Minh III 56 6 11 0 96 0 24/09/2007 10/12/2007 Vồ Dơi 57 51 89 0 30 141 23/11/2007 01/04/2008 Vồ Dơi 82 17 21 0 110 20 23/11/2007 16/04/2008 Vồ Dơi 247 171 69 14 110 96 23/11/2007 13/03/2008 Vồ Dơi 131 113 86 0 71 102 23/11/2007 13/02/2008 Vồ Dơi 105 22 21 6 112 0 22/03/2008 07/04/2008 Vồ Dơi 23 8 35 0 16 0 Tổng cộng 1086 617 57 22 919 473

 Số lượng ảnh chụp người dân địa phương chỉ được tính một lần nếu họ xuất hiện nhiều lần trên các bức ảnh trong một ngày.

 Số lượng đêm bẫy ảnh không hiệu quả bao gồm những ngày sau khi bộ phim của máy ảnh đã được sử dụng hết hoặc vào những ngày máy ảnh hoặc phim bị hỏng.

51

Hình 4.8. Biểu đồ vị trí xác nhận Rái cá lông mũi và Rái cá vuốt bé bằng phương pháp điều tra bằng bẫy ảnh và điều tra theo tuyến

52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau​ (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)