Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong Vườn Quốc gia từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 09 năm 2007 và ở các lâm trường từ ngày 09 đến ngày 20 tháng 11 năm 2007. Các thợ săn sống giáp ranh với Vườn Quốc gia hoặc lâm trường được hỏi về kiến thức của họ liên quan đến các loài Rái cá. Các thông tin được hỏi bao gồm sinh thái, các phương thức săn bắt, và hiện trạng buôn bán các loài Rái cá.
Số cuộc phỏng vấn đã được tiến hành trong một ngày phụ thuộc vào thời gian và chất lượng cung cấp thông tin của người phỏng vấn nhưng tối thiểu là 02 cuộc phỏng vấn. Các thôn được lựa chọn phỏng vấn căn cứ vào lời khuyên của cán bộ vườn quốc gia, cán bộ xã, và các nhà khoa học có kinh nghiệm làm việc trong khu vực nghiên cứu. Tổng cộng đã phỏng vấn được 48 thợ săn tại 10 ấp xung quanh Vườn Quốc gia U Minh hạ, lâm trường U Minh I, U Minh II, 30/04 và lâm trường Sông trẹm.
Người được phỏng vấn là những người có danh tiếng và có sự hiểu biết cao về các phương pháp săn bắt động vật hoang dã. Lãnh đạo các ấp đã cung cấp tên của người trả lời phỏng vấn ban đầu, sau đó những người phỏng vấn
22
này có thể cung cấp tên những thợ săn hiểu biết tiếp theo. Các vấn đề được thảo luận trong các cuộc phỏng vấn là rất nhạy cảm bởi vì việc săn bắt các loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu là bất hợp pháp. Ngoài ra, số thợ săn hiểu biết về loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu không nhiều, vì vậy, việc lấy mẫu ngẫu nhiên các thợ săn để phỏng vấn là điều không thể tiến hành được.
Các cuộc phỏng vấn đã thu thập số liệu về các mối đe dọa, những tác động của con người đến các loài Rái cá trong khu vực nghiên cứu; những thông tin chung về hiện trạng, phân bố và những nhu cầu sinh cảnh sống của các loài Rái cá; thu thập thông tin về hiện trạng săn bắt và tác động của con người trong khu vực nghiên cứu; xác định các địa điểm trong khu vực nghiên cứu có tiềm năng điều tra Rái cá và đặt bẫy ảnh.
Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế là những câu hỏi mở và được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Các câu hỏi đã được ghi nhớ trước nhưng không viết ra hoặc hỏi theo bất cứ thứ tự đã được xác định trước. Điều này cho phép các cuộc hội thoại được diễn ra suôn sẻ và có những nhận xét góp ý hữu ích được thảo luận thêm. Câu hỏi mở đã được sử dụng ở bất cứ nơi nào có thể, để tránh việc người được phỏng vấn có được câu trả lời trước. Tất cả các câu trả lời đã được ghi lại trong cuốn sổ tay của người đi phỏng vấn và được thống kê vào bảng số liệu sau khi phỏng vấn kết thúc.
Thái độ và kiến thức của những người được phỏng vấn là rất khác nhau. Thông thường trong cuộc phỏng vấn, một câu hỏi không thể có các câu trả lời giống nhau từ những người được phỏng vấn khác nhau. Vì vậy, cần phải có các câu hỏi cụ thể về nhu cầu sinh cảnh của các loài Rái cá, vì những người được phỏng vấn thường cung cấp những câu trả lời rất mơ hồ như: ở trong rừng rậm hoặc ở nơi có nhiều cá. Để giúp cho việc xác định cụ thể hơn các kiểu sinh cảnh sống của loài Rái cá mà các thợ săn nhìn thấy, các câu hỏi sau đã được hỏi:
23
1.Loài X chỉ thích rừng già hay rừng non hay nó được nhìn thấy trong tất cả các loại rừng có độ tuổi khác nhau? Bởi vì các khu rừng được khai thác theo chu kỳ từ 7 đến 12 năm/lần, rừng non được phân loại là rừng có độ tuổi từ 0 - 5 năm và rừng già là rừng 6 năm tuổi trở lên. Không có khu rừng nào ở Vườn Quốc gia hoặc các lâm trường có độ tuổi trên 30 năm.
2.Loài X thường được nhìn thấy trong rừng trồng truyền thống hay rừng trồng thâm canh hay cả hai loại rừng?
3.Loài X được nhìn thấy trong rừng của lâm trường hay rừng của người dân địa phương? Câu hỏi này chỉ được hỏi đối với những người dân sống ở trong các lâm trương, câu hỏi này đã được hỏi bởi vì người dân cho biết có nhiều tác động ở các khu rừng trồng của người dân địa phương.
4.Loài X được nhìn thấy ở dọc các bờ kênh có trồng cây chuối hay lau sậy?
Các câu trả lời của người được phỏng vấn được tính là x% (y / z), y là tổng số người đưa ra câu trả lời và z là tổng số người phỏng vấn được hỏi, bao gồm cả những người đã không đưa ra câu trả lời hoặc đưa ra câu trả lời không liên quan.