Thống kê diện tích đất đai huyện Bình Liêu năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 48 - 60)

STT Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích các loại đất trong địa giới

hành chính (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự

nhiên (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 47013,34 100,00

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 38056,95 80,95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4054,45 8,62

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3298,19 7,02

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2147,78 4,57

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1150,41 2,45

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 756,26 1,61

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33952,94 72,22 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 20540,41 43,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 13412,53 28,53 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 39,94 0,08 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 9,62 0,02

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 1805,56 3,84

2.1 Đất ở OCT 239,19 0,51

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 221,87 0,47

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 17,32 0,04

2.2 Đất chuyên dùng CDG 763,17 1,62

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8,02 0,02

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 65,17 0,14

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,32 0,00

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 36,18 0,08

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 38,21 0,08

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 615,28 1,31

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,14 0,00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,87 0,00

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà

hỏa táng NTD 47,43 0,10

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 749,98 1,60

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3,71 0,01

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,08 0,00

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 7150,83 15,21

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 930,66 1,98

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 6217,21 13,22

3.1.4. Tình hình quản lý đất đai

3.1.4.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Khi có các văn bản, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị mới, huyện Bình Liêu luôn tổ chức các buổi tập huấn cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của phòng, ban, ngành, UBND các xã; đồng thời huyện đã có những văn bản chỉ đạo các xã tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, huyện Bình Liêu còn chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của tổ chức, công dân trong quản lý và sử dụng đất đai.

3.1.4.2 Công tác xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bàn đồ hành chính

Từ khi thành huyện Bình Liêu được chia tách 7 xã, 1 thị trấn. Đến thời điểm này, địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ theo Chỉ thị 364/CP của Chính phủ đối với các huyện lân cận nên đã được sử dụng ổn định.

Hịên tại công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Liêu đảm nhiệm. Hệ thống hồ sơ địa giới được lưu giữ đầy đủ qua các thời điểm biến động.

3.1.4.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Từ năm 2013 được sự quan tâm của tỉnh, huyện Bình Liêu đã được đo đạc bản đồ địa chính các loại đất, phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đật kết quả cao. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được lập và từ đó việc phân bổ đất cho các ngành, các lĩnh vực được quản lý có kế hoạch và ngày càng chặt chẽ.

3.1.4.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hiện nay, huyện Bình Liêu đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Trong những năm qua, nhiều dự án đã được triển khai trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, song cũng có những dự án được huyện điều chỉnh về quy hoạch. Tính tới thời điểm hết năm 2018, các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa phát hiện thấy sai sót trong quá trình quản lý quy hoạch, kế hoạch

Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn đã được thực hiện đầy đủ 7 xã và thị trấn của huyện đã chủ động tổng hợp số liệu và vào biểu, khoanh vẽ chỉnh lý biến động trên bản đồ của địa phương để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, các xã đã chủ động trong việc nắm chắc quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất chưa sử dụng và khả năng khai thác để sử dụng đất vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp để từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai ở các cấp ngày càng chính xác.

3.1.4.5 Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Huyện đã điều tra, kiểm kê chi tiết về lĩnh vực đất đai ở các nội dung: Kiểm kê chi tiết đối với đất trồng lúa, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng cho các dự án, công trình; tiếp tục đánh giá và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực; thống kê đầy đủ, chính xác hiện trạng tình hình đo đạc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính biến động; cấp GCNQSDĐ, cấp đổi, cấp bổ sung cho các hộ trên địa bàn.

Đối với các quỹ đất được chuyển đổi theo quy hoạch đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, huyện Bình Liêu luôn đảm bảo thực hiện đúng. Đối với các quỹ đất sử dụng không hiệu quả và kém hiệu quả như đất xen kẹt, đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác được huyện Bình Liêu quản lý chặt chẽ, lập hồ sơ pháp lý và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn huyện.

3.1.4.6 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bắt đầu từ năm 2013, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh. UBND huyện Bình Liêu bắt đầu cấp trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ) cho các hộ gia đình, cá nhân. (Đối với tổ chức vẫn do UBND tỉnh Quảng Ninh cấp). Công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Bình Liêu luôn đạt kết quả cao. Tổng số Giấy chứng nhận cấp tới hết năm 2018 là: 38926 giấy.

3.1.4.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác tổng kiểm kê đất đai 05 năm một lần luôn được huyện Bình Liêu hoàn thành đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ninh.

3.1.4.8 Công tác quản lý tài chính về đất đai

Huyện Bình Liêu đang triển khai và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là đối với công tác thu thuế đất. Thực hiện chuyển thông tin địa chính của người sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng theo quy định.

3.1.4.9 Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, huyện Bình Liêu luôn chú trọng vào công tác phát triển quỹ nhà và đất phục vụ cho các công tác tái định cư khi Giải phóng mặt bằng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Do sự khó khăn trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý thị trường quyền sử dụng đất hiện nay còn bất cập, huyện Bình Liêu đã và đang bắt đầu tiến hành quản lý thị trường quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và kết quả chưa cao.

3.1.4.10 Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Đối với những giấy chứng nhận do huyện Bình Liêu cấp (theo sự phân cấp của UBND tỉnh Quảng Ninh), huyện Bình Liêu luôn quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân thông qua các công tác như: xoá nợ nghĩa vụ tài chính, công tác đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở...

3.1.4.11 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã được cán bộ chuyên môn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đai và hợp tình hợp lý.

3.1.4.12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

yếu tập trung vào việc tranh chấp đất đai giữa các bên sử dụng đất, chế độ tài chính khi được cấp Giấy chứng nhận, các nội dung sai sót trong Giấy chứng nhận.

3.1.4.13 Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Huyện đã thành lập Trung tâm Hành chính công thực hiện chế độ tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phân “một cửa” phục vụ việc đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện đầy đủ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất, giúp cho việc giải quyết hồ sơ đất đai của người dân được tiện lợi và hiệu quả.

3.2. Đánh giá hoạt động Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Liêu giai đoạn 2013 - 2018 Liêu giai đoạn 2013 - 2018

3.2.1 Tổ chức bộ máy của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Liêu Liêu

3.2.1.1 Cơ sở pháp lý

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Liêu thành lập theo Quyết định số 757/QĐ-UB ngày 9/6/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hiện nay nhiệm vụ, quyền hạn của VPĐK QSD đất huyện Bình Liêu thực shiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT- BNV-BTC ngày 15/3/2010.

3.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ

- Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Bình Liêu đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn huyện;

- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn

liền với đất đối với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

- Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi quản lý, sử dụng;

- Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn;

- Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;

- Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;

- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện và Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường giao.

3.2.1.3 Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ nhân viên VPĐKQSDĐ là 8 người trong đó trong biến chế là 7 người, hợp đồng là 1 người. Số cán bộ có trình độ đào tạo phù hợp với chuyên môn là 8, kỹ sư 7 người, đại học 01 người.

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bàn giao việc tiếp nhận hồ sơ liên quan tới việc đăng ký quyền sử dụng đất do UBND huyện đảm nhận theo cơ chế một cửa. Phòng TN&MT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và thẩm tra hồ sơ trình UBND huyện ký theo thẩm quyền.

Bảng 3.3: Hệ thống cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Liêu

STT Họ và tên Chức vụ Trình độ chuyên môn

1 La Ngọc Dương Phó Trưởng phòng TNMT, kiêm Giám đốc Văn phòng ĐKQSD đất

Kỹ sư Lâm nghiệp - Đại học Lâm Nghiệp

2

Ngô Tiến Chung Phó Giám đốc Kỹ sư Quản lý đất đai - trường Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên

3 Hoàng Văn Phặt Viên chức Kỹ sư quản lý đất đai - Đại học Nông- Lâm Thái

Nguyên

4 Vi Văn Dũng Viên chức Kỹ sư quản lý đất đai - Đại học Nông- Lâm Thái

Nguyên

5 Hoàng Văn Trung Viên chức Kỹ sư Quản lý đất đai - Đại học Nông- Lâm Thái Nguyên

6 Nình Thị Việt Trinh

Viên chức Kỹ sư Quản lý đất đai - Đại học Nông- Lâm Thái Nguyên

7 Vi Hồng Dũng Viên chức Kỹ sư Quản lý đất đai - Đại học Nông- Lâm Thái

Nguyên

8 Trần Thị Hợi Kế toán trưởng Đại học chuyên ngành kế toán

3.2.1.4 Trang thiết bị của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Trang thiết bị của hệ thống văn phòng đăng ký trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng đầy đủ cho công tác chuyên môn. Cán bộ thực hiện công tác được trang bị đầy đủ máy in, máy phô tô, máy scan.

- Các thiết bị, máy móc tại Văn phòng đăng QSDĐ huyện Bình Liêu + Máy vi tính để bàn: 6 máy;

+ Máy xách tay: 01 máy; + Máy in A3: 01 máy; + Máy in A4: 02 máy; + Máy photo A3: 01 máy; + Máy đo đạc: 01 máy; + Máy GPS: 01 máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)