3. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
2.3.2.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp: Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Bình Liêu và 7 xã 1 thị trấn nghiên cứu từ năm 2013 đến 2018.
Chi cục Thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2013 đến 2018.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ khi thành lập VPĐKQSDĐ đến (Thông tư 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV, Thông tư 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Luật Dân sự 2005, Luật đất đai 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992…); các báo cáo về tình hình hoạt động , kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2013 – 2018 (Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công về đất đai; kết quả thu chi tài chính…).
2.3.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Đối tượng điều tra là các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 240
phiếu trên địa bàn 7 xã, 1 thị trấn, mỗi xã, thị trấn là 30 phiếu. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi, tổng hợp theo danh mục của thủ tục hành chính bao gồm: tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính...
Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời gian thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền SDĐ.