Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 44 - 47)

3. Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế a) Cơ cấu kinh tế

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất ước tính cả năm đạt 1258,5 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) bằng 100,08% so với kế hoạch, tăng khoảng 13,55% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (nông, lâm nghiệp chiếm 29,15%; tiểu thủ công nghiệp chiếm 19,16%; thương mại và dịch vụ chiếm 51,69%). (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu năm 2018)

b) Tiềm năng phát triển kinh tế

Là địa phương có đường biên giới trên đất liền với nước bạn Trung Quốc dài nhất Tỉnh, nên việc củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của địa phương. Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện trong những năm qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; vẫn là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh (thu nhập bình quân đầu người của Huyện mới đạt khoảng 30% của Tỉnh; có 05 xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chiếm 62,5%; mật độ dân cư thưa, không tập trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu tư hạ

tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí không đồng đều, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.

3.1.2.2 Điều kiện xã hội

a) Dân số

Dân số huyện Bình Liêu là 31000 người, mật độ trung bình khoảng 66 người/km2. Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số), với 05 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 57,3%, dân tộc Dao chiếm 24,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 14,3%, dân tộc Kinh chiếm 3,6%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%) tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng.

Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Bình Liêu

STT Dân tộc Dân số( Số người) Tỷ lệ (%)

1 Tày 17763 57,3 2 Dao 7595 24,5 3 Sán chay 4433 14,3 4 Kinh 1116 3,6 5 Hoa 93 0,3 Tổng 31000 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Liêu năm 2018) b) Lao động

Năm 2018 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 15.753 người, chiếm 50,82% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 88% tổng số lao động của huyện. Với đặc thù là huyện miền núi nên lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ chưa cao. Nguồn lao động của huyện cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

c) Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Bình Liêu được quan tâm đầu tư. Đã xây dựng được mạng lưới giao thông gồm đường Quốc lộ 18C được kết nối với hệ thống các tuyến trục liên xã, liên huyện. Hiện nay 8/8 xã thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã đạt 100%. Cụ thể:

+ Quốc lộ 18C là trục đường huyết mạch từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô (dài 42 km) đã được nâng cấp trải nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi,

mặt đường rộng 8 m cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại, vận tải hàng hoá thông suốt.

+ Đường nội thị: Dài 7,5 km, với kết cấu mặt bê tông xi măng, nhựa đã đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại.

+ Đường liên xã: Có tổng chiều dài 168 km, trong đó đã được bê tông hoá, nhựa hoá 61 km nằm hầu hết ở các xã là trục đường chính được nâng cấp, mở rộng mặt đường từ 3,5 - 5m, có kết cấu bê tông, nhựa đạt tỷ lệ 36,3%.

+ Đường trục thôn (xóm): Có tổng chiều dài 201 km, trong đó được cứng hoá 2 km, số trục đường chưa được cứng hóa, chủ yếu là đường đất, đường mòn và một số ít được nâng cấp với kết cấu mặt đường cấp phối, tỷ lệ đạt 1,0%.

Nhìn chung huyện Bình Liêu có hệ thống giao thông chất lượng trung bình, đường đô thị còn ít, chất lượng thấp.

Thủy lợi

- Công trình đập dâng

Toàn huyện có 534 đập lớn nhỏ (Đồng Văn: 115; Hoành Mô: 40; Đồng Tâm: 99; Lục Hồn: 111; Tình Húc: 49; Vô Ngại: 107; Húc Động: 12; thị trấn Bình Liêu: 1). Trong đó đã kiên cố hóa được 46 đập (Đồng Văn: 12; Hoành Mô: 6; Đồng Tâm: 6; Lục Hồn: 7; Tình Húc: 4; Vô Ngại: 7; Húc Động: 3, thị trấn Bình Liêu: 1) còn lại 488 đập thời vụ và đập tạm.

- Công trình kênh mương dẫn nước

Toàn huyện có 972 tuyến kênh mương (Đồng Văn: 115; Hoành Mô: 125; Đồng Tâm: 210; Lục Hồn: 170; Tình Húc: 90; Vô Ngại: 106; Húc Động: 110, thị trấn Bình Liêu: 1) với tổng chiều dài 643.541 m.

Năng lực tưới: Hệ thống đập, kênh toàn huyện được bố trí trên toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm (lúa và màu) với diện tích là 1.556,60 ha

Nước sinh hoạt

Bằng nguồn vốn “Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn” đã đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt cho nhân dân ở các xã, thôn, bản, với các bể chứa nước, đường ống dẫn nước, giếng...góp phần nâng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2017 đạt 70,4%.

- Điện: Hiện có 8/8 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia đến trụ sở và các điểm dân cư tập trung. Toàn huyện có 42 trạm biến áp, với tổng công suất 4.000 KVA. Tính đến năm 2018 tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đạt khoảng 96%, còn các hộ nằm rải rác ở các thôn bản, khu vực xa trung tâm, vùng giáp biên giới…chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia.

- Xăng: Hiện tại Mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện Bình Liêu có 02 điểm kinh doanh bán lẻ xăng, dầu tại thị trấn Bình Liêu và cửa khẩu Hoành Mô.

Hệ thống chợ

Toàn huyện hiện có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó có 2 chợ loại II, 3 chợ loại III, 1 chợ 135 (xã Húc Động). Hệ thống chợ ở các xã tuy đa dạng nhưng chưa được trang bị hiện đại, cơ sở vật chất hầu hết còn nghèo nàn, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, đó là hạn chế lớn cho mạng lưới thương mại của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)