Đánh giá chung tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 35)

3. Ý nghĩa của nghiên cứu

1.5.6. Đánh giá chung tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ

1.5.6.1. Kết quả đạt được

Thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tính đến nay, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu trên cả nước đã đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp.

Trong số đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 92,9%; đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 86,1%; đất ở nông thôn đạt 96,1%; đất ở đô thị đạt 98,3%; đất chuyên dùng đạt 86,9%; cơ sở tôn giáo đạt 83,6%.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý đất đai cũng đã tổng hợp các trường hợp còn tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu và phân tích nguyên nhân vướng mắc, để đề xuất giải pháp thực hiện, hoàn thành cấp giấy chứng nhận trên phạm vi cả nước.

Theo đó, việc tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu, chủ yếu là do người dân chưa kê khai đăng ký (chiếm 34,1%); nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1/1/2008 trở về sau, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chiếm 10,7%); phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không nộp và không có nhu cầu ghi nợ (chiếm 5,4%); hồ sơ chưa hoàn thành thủ tục chia thừa kế (chiếm 5,2%);...

Về đo đạc, cấp giấy chứng nhận đất nông, lâm trường, Tổng cục Quản lý đất đai đã chuẩn bị báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường tại các tỉnh vùng Tây Nguyên phục vụ hội nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả thực hiện tại các địa phương đến nay cho thấy: Có 34/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát ranh giới, cắm mốc; 38/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính; 11/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận; Các tỉnh còn lại đều đang triển khai thực hiện các hạng mục công việc, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành trong năm 2018. (Hùng Võ, Vietnam+)

1.5.6.2. Các hạn chế

- Chức năng, nhiệm vụ của các VPĐKQSDĐ các cấp ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng, nhiều VPĐKQSDĐ cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là với Trung tâm Công nghệ thông tin

TN&MT, thậm chí một tỉnh còn chồng chéo chức năng với VPĐKQSDĐ (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) cấp huyện.

- Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐKQSDĐ còn thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCNQSDĐ chậm và hạn chế trong việc lập hồ sơ địa chính hiện nay.

- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện cá thủ tục hành chính về đất đai của VPĐKQSDĐ còn thiếu thốn, nhiều đơn vị chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ.

- Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phương: có địa phương VPĐKQSDĐ phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động, có địa phương được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho một phần kinh phí hoạt động; cũng có địa phương được bảo đảm bằng kinh phí nhà nước cho toàn bộ kinh phí hoạt động. Hoạt động của VPĐKQSDĐ chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính, việc cấp GCNQSDĐ của VPĐKQSDĐ các cấp ở nhiều địa phương còn một số điểm chưa thực hiện đúng quy định.

- Về giải quyết tồn đọng trong công tác cấp giấy chứng nhận, qua thực tế triển khai công tác cấp giấy chứng nhận cho thấy các trường hợp tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận mặc dù đã có quy định của pháp luật giải quyết; tuy nhiên quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn do việc triển khai trên thực tiễn cần có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành cũng như từ phía các cơ quan chuyên môn của địa phương một số trường hợp việc nộp nghĩa vụ tài chính là quá mức so với kỳ vọng của người sử dụng đất.

- Một số địa phương chưa ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai và quy chế phối hợp trong công tác cấp giấy chứng nhận (Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận như xây dựng, thuế, Văn phòng đăng ký đất đai, ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan tài nguyên và môi trường); một số địa phương đã ban hành quy định giải quyết nhưng có một số thủ tục không phù hợp với quy định của pháp luật, tạo

sự nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục; một số nơi khi giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền; trong quá trình tổ chức thực hiện, cách hiểu về quy định pháp luật chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan trong việc giải quyết các thủ tục về cấp giấy chứng nhận; tình trạng cán bộ giải quyết thủ tục cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu trong quá trình cấp giấy chứng nhận, gây bức xúc trong dư luận; nhận thức về pháp luật đất đai của một bộ phận người sử dụng đất còn hạn chế hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận.

- Đối với tồn đọng các trường hợp không cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, hiện nay, về cơ bản pháp luật đất đai đã có quy định để giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho hầu hết các trường họp còn tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu. Chỉ còn một số trường hợp sau đây không giải quyết cấp giấy chứng nhận như:

Trường hợp người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất do vi phạm trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 trở về sau) quy định này được kế thừa từ pháp luật đất đai năm 2003 để bảo đảm tính nhất quán, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và hiện đang có tranh chấp đất đai hoặc hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy định này nhằm bảo đảm sự tôn trọng quan hệ dân sự giữa các bên trong sử dụng đất.

Trường hợp đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng thuộc khu vực đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhằm giảm bớt chi phí xã hội trong việc thực hiện thủ tục, người sử dụng đất vẫn được bồi thường theo quy định của pháp luật).

Trường hợp chia tách thửa đất để bán bằng giấy tờ viết tay trước ngày 01/01/2008 nhưng không đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu. (Trang thông tin Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017)

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác đăng ký đất đai, bất động sản. - Những người có liên quan.

+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

- Về thời gian: Số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu từ khi thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ năm 2013 đến năm 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội - Hiện trạng sử dụng đất

2.2.2. Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Liêu giai đoạn 2013 – 2018 Bình Liêu giai đoạn 2013 – 2018

- Tổ chức bộ máy của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Liêu. - Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

- Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Bình Liêu từ năm 2013 đến 2018.

- Chi cục Thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các phường, xã nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2013 đến 2018.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ khi thành lập VPĐKQSDĐ đến năm 2018.

2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp: Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Bình Liêu và 7 xã 1 thị trấn nghiên cứu từ năm 2013 đến 2018.

Chi cục Thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2013 đến 2018.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ khi thành lập VPĐKQSDĐ đến (Thông tư 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV, Thông tư 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Luật Dân sự 2005, Luật đất đai 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992…); các báo cáo về tình hình hoạt động , kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2013 – 2018 (Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công về đất đai; kết quả thu chi tài chính…).

2.3.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Đối tượng điều tra là các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 240

phiếu trên địa bàn 7 xã, 1 thị trấn, mỗi xã, thị trấn là 30 phiếu. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi, tổng hợp theo danh mục của thủ tục hành chính bao gồm: tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính...

Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời gian thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền SDĐ.

2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Phân tích để phân loại các số liệu, tài liệu theo lĩnh vực khác nhau. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua những yếu tố riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng tìm ra bản chất, thông qua đặc thù tìm ra cái phổ biến.

Các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vao thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính Offce Excel nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chính xác.

2.3.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21o26’15’’ đến 21o39’50’’vĩ độ Bắc và 107o16’20’’ đến 107o35’50’’ độ kinh Đông.

Nằm ở biên giới của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 130km về phía Đông Bắc, với tổng diện tích tự nhiên 47.013,34ha.

Toàn huyện có 08 đơn vị hành chính: 07 xã, 01 thị trấn, tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh. - Phía Đông ranh giới giáp huyện Hải Hà.

- Phía Tây ranh giới giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

Huyện có đường biên giới Việt Trung dài 42,99 km, trong đó có cửa khẩu quốc gia Hoành Mô và cửa khẩu phụ Đồng Văn thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy phát triển thương mại và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. [31] (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Liêu

3.1.1.2 Địa hình

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, độ cao trung bình 500 - 600 m, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m như núi Cao Xiêm(1.330m), Ngàn Chi (1.160m). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị bị chia cắt mạnh, có thể khái quát thành 3 tiểu vùng. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Mô:

Độ cao trung bình >600 m, gồm phần nửa phía bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800-1000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 30o và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35o. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh. Hiện nay đã được khai thác trồng rừng. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch

- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam:

Độ cao trung bình khoảng 600-700m, độ dốc bình quân khoảng 25-280, gồm các xã Đồng Văn, Húc Động, nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1000 m như Cao Xiêm 1330 m. Những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà. Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng < 150. Có thể trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên.

Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 35)