.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 42)

3.1.1.2 Địa hình

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, độ cao trung bình 500 - 600 m, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m như núi Cao Xiêm(1.330m), Ngàn Chi (1.160m). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị bị chia cắt mạnh, có thể khái quát thành 3 tiểu vùng. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Mô:

Độ cao trung bình >600 m, gồm phần nửa phía bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800-1000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 30o và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35o. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh. Hiện nay đã được khai thác trồng rừng. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch

- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam:

Độ cao trung bình khoảng 600-700m, độ dốc bình quân khoảng 25-280, gồm các xã Đồng Văn, Húc Động, nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1000 m như Cao Xiêm 1330 m. Những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà. Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng < 150. Có thể trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên.

Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300-400 m, độ dốc thấp <150. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa nước tập trung ven sông.

Bình Liêu có địa hình đa dạng, phân dị phức tạp theo đai cao, độ dốc lớn, gây những khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng sông Tiên Yên là địa bàn sản xuất nông nghiệp chính, nông lâm kết hợp, trang trại vườn rừng, trồng cây ăn quả. Ở các vùng sâu, vùng xa có những khó khăn về địa hình, giao thông không thuận tiện, dân cư thưa thớt… đã ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Đó là một thách thức lớn đối với sự phát triển của huyện trong tương lai. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

3.1.1.3 Khí hậu

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của huyện Bình Liêu là khí hậu miền núi phân hóa theo đai cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới.

a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,4oC. Dao động từ 18oC - 28 oC, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30oC - 34oC. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 5oC - 15oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống tới -1oC. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bình, tỉnh Quảng Ninh.)

b. Mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.868 mm, hình thành 2 vùng mưa. Sườn đông các dãy núi có lượng mưa nhiều hơn thường lớn hơn 2.100mm. Sườn tây các dãy núi có lượng mưa thấp hơn, có nơi xuống < 1.400mm. Mưa ở Bình Liêu được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài trong 5 tháng từ tháng năm đến hết tháng 9, mưa tập trung chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa mưa ít từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế a) Cơ cấu kinh tế

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất ước tính cả năm đạt 1258,5 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) bằng 100,08% so với kế hoạch, tăng khoảng 13,55% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (nông, lâm nghiệp chiếm 29,15%; tiểu thủ công nghiệp chiếm 19,16%; thương mại và dịch vụ chiếm 51,69%). (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu năm 2018)

b) Tiềm năng phát triển kinh tế

Là địa phương có đường biên giới trên đất liền với nước bạn Trung Quốc dài nhất Tỉnh, nên việc củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của địa phương. Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện trong những năm qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; vẫn là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh (thu nhập bình quân đầu người của Huyện mới đạt khoảng 30% của Tỉnh; có 05 xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chiếm 62,5%; mật độ dân cư thưa, không tập trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu tư hạ

tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí không đồng đều, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.

3.1.2.2 Điều kiện xã hội

a) Dân số

Dân số huyện Bình Liêu là 31000 người, mật độ trung bình khoảng 66 người/km2. Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số), với 05 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 57,3%, dân tộc Dao chiếm 24,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 14,3%, dân tộc Kinh chiếm 3,6%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%) tạo nên một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng.

Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Bình Liêu

STT Dân tộc Dân số( Số người) Tỷ lệ (%)

1 Tày 17763 57,3 2 Dao 7595 24,5 3 Sán chay 4433 14,3 4 Kinh 1116 3,6 5 Hoa 93 0,3 Tổng 31000 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Liêu năm 2018) b) Lao động

Năm 2018 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 15.753 người, chiếm 50,82% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 88% tổng số lao động của huyện. Với đặc thù là huyện miền núi nên lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ chưa cao. Nguồn lao động của huyện cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

c) Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Bình Liêu được quan tâm đầu tư. Đã xây dựng được mạng lưới giao thông gồm đường Quốc lộ 18C được kết nối với hệ thống các tuyến trục liên xã, liên huyện. Hiện nay 8/8 xã thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã đạt 100%. Cụ thể:

+ Quốc lộ 18C là trục đường huyết mạch từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô (dài 42 km) đã được nâng cấp trải nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi,

mặt đường rộng 8 m cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại, vận tải hàng hoá thông suốt.

+ Đường nội thị: Dài 7,5 km, với kết cấu mặt bê tông xi măng, nhựa đã đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại.

+ Đường liên xã: Có tổng chiều dài 168 km, trong đó đã được bê tông hoá, nhựa hoá 61 km nằm hầu hết ở các xã là trục đường chính được nâng cấp, mở rộng mặt đường từ 3,5 - 5m, có kết cấu bê tông, nhựa đạt tỷ lệ 36,3%.

+ Đường trục thôn (xóm): Có tổng chiều dài 201 km, trong đó được cứng hoá 2 km, số trục đường chưa được cứng hóa, chủ yếu là đường đất, đường mòn và một số ít được nâng cấp với kết cấu mặt đường cấp phối, tỷ lệ đạt 1,0%.

Nhìn chung huyện Bình Liêu có hệ thống giao thông chất lượng trung bình, đường đô thị còn ít, chất lượng thấp.

Thủy lợi

- Công trình đập dâng

Toàn huyện có 534 đập lớn nhỏ (Đồng Văn: 115; Hoành Mô: 40; Đồng Tâm: 99; Lục Hồn: 111; Tình Húc: 49; Vô Ngại: 107; Húc Động: 12; thị trấn Bình Liêu: 1). Trong đó đã kiên cố hóa được 46 đập (Đồng Văn: 12; Hoành Mô: 6; Đồng Tâm: 6; Lục Hồn: 7; Tình Húc: 4; Vô Ngại: 7; Húc Động: 3, thị trấn Bình Liêu: 1) còn lại 488 đập thời vụ và đập tạm.

- Công trình kênh mương dẫn nước

Toàn huyện có 972 tuyến kênh mương (Đồng Văn: 115; Hoành Mô: 125; Đồng Tâm: 210; Lục Hồn: 170; Tình Húc: 90; Vô Ngại: 106; Húc Động: 110, thị trấn Bình Liêu: 1) với tổng chiều dài 643.541 m.

Năng lực tưới: Hệ thống đập, kênh toàn huyện được bố trí trên toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm (lúa và màu) với diện tích là 1.556,60 ha

Nước sinh hoạt

Bằng nguồn vốn “Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn” đã đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt cho nhân dân ở các xã, thôn, bản, với các bể chứa nước, đường ống dẫn nước, giếng...góp phần nâng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2017 đạt 70,4%.

- Điện: Hiện có 8/8 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia đến trụ sở và các điểm dân cư tập trung. Toàn huyện có 42 trạm biến áp, với tổng công suất 4.000 KVA. Tính đến năm 2018 tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đạt khoảng 96%, còn các hộ nằm rải rác ở các thôn bản, khu vực xa trung tâm, vùng giáp biên giới…chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia.

- Xăng: Hiện tại Mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện Bình Liêu có 02 điểm kinh doanh bán lẻ xăng, dầu tại thị trấn Bình Liêu và cửa khẩu Hoành Mô.

Hệ thống chợ

Toàn huyện hiện có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó có 2 chợ loại II, 3 chợ loại III, 1 chợ 135 (xã Húc Động). Hệ thống chợ ở các xã tuy đa dạng nhưng chưa được trang bị hiện đại, cơ sở vật chất hầu hết còn nghèo nàn, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, đó là hạn chế lớn cho mạng lưới thương mại của huyện.

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của huyện là 47013,34 ha.

a) Đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê đất đai, giai đoạn năm 2013 - 2018, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm nhẹ (34,12 ha). Hiện nay quỹ đất nông nghiệp còn 38056,95 ha chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp có rừng (33952,94 ha).

Quỹ đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phần diện tích đất nông nghiệp giảm được chuyển sang đất ở và các loại đất chuyên dùng theo các quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ninh.

b) Đất phi nông nghiệp

Quỹ đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng do tốc độ quá trình đô thị hoá và nhu cầu đất ở tăng. Tính tới 12/2018 quỹ đất này có 1805,56 ha, tăng 36,88 ha so với năm 2013.

c) Đất chưa sử dụng

Trong giai đoạn 2013 - 2018 huyện Bình Liêu đã chú trọng đầu tư trồng rừng tại những khu vực đất chưa sử dụng xa dân cư, gần biên giới. Năm 2018, phần đất chưa sử dụng còn lại 7150,83ha, giảm 2,76 ha so với năm 2013.

Bảng 3.2. Thống kê diện tích đất đai huyện Bình Liêu năm 2018

STT Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích các loại đất trong địa giới

hành chính (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự

nhiên (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 47013,34 100,00

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 38056,95 80,95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4054,45 8,62

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3298,19 7,02

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2147,78 4,57

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1150,41 2,45

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 756,26 1,61

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33952,94 72,22 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 20540,41 43,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 13412,53 28,53 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 39,94 0,08 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 9,62 0,02

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 1805,56 3,84

2.1 Đất ở OCT 239,19 0,51

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 221,87 0,47

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 17,32 0,04

2.2 Đất chuyên dùng CDG 763,17 1,62

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8,02 0,02

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 65,17 0,14

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,32 0,00

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 36,18 0,08

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 38,21 0,08

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 615,28 1,31

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,14 0,00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,87 0,00

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà

hỏa táng NTD 47,43 0,10

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 749,98 1,60

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3,71 0,01

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,08 0,00

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 7150,83 15,21

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 930,66 1,98

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 6217,21 13,22

3.1.4. Tình hình quản lý đất đai

3.1.4.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Khi có các văn bản, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị mới, huyện Bình Liêu luôn tổ chức các buổi tập huấn cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của phòng, ban, ngành, UBND các xã; đồng thời huyện đã có những văn bản chỉ đạo các xã tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, huyện Bình Liêu còn chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của tổ chức, công dân trong quản lý và sử dụng đất đai.

3.1.4.2 Công tác xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bàn đồ hành chính

Từ khi thành huyện Bình Liêu được chia tách 7 xã, 1 thị trấn. Đến thời điểm này, địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ theo Chỉ thị 364/CP của Chính phủ đối với các huyện lân cận nên đã được sử dụng ổn định.

Hịên tại công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Liêu đảm nhiệm. Hệ thống hồ sơ địa giới được lưu giữ đầy đủ qua các thời điểm biến động.

3.1.4.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Từ năm 2013 được sự quan tâm của tỉnh, huyện Bình Liêu đã được đo đạc bản đồ địa chính các loại đất, phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đật kết quả cao. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được lập và từ đó việc phân bổ đất cho các ngành, các lĩnh vực được quản lý có kế hoạch và ngày càng chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2013 2018​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)