Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Phỏng vấn
- Các nhà quản lý, cán bộ nhân viên Vƣờn liên quan đến công tác bảo tồn
- Du khách, hộ nhận khoán
Thu thập tài liệu có liên quan
- Tham khảo các tài liệu có liên quan - Phân tích, nhận xét sơ bộ
Thu thập số liệu liên quan đến du lịch sinh thái, chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, hấp thụ các bon
Xử lý số liệu
Phân tích, tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu
Đề xuất giải pháp tăng thu nhập và nguồn lực
13
2.4.1. Khảo sát hiện trạng rừng, chức năng nhiệm vụ của VQG Cát Tiên
Sử dụng phương pháp kế thừa: Thu thập và kế thừa các tài liệu hiện trạng liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng thực vật rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các nguồn tài liệu đã đƣợc xuất bản (sách, tạp chí), các báo cáo nghiên cứu khoa học ở khu vực, các tài liệu đã công bố hoặc chƣa công bố về hiện trạng tài nguyên ĐDSH ở Khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Nghiên cứu các giá trị gia tăngcủa VQG Cát Tiên
Sử dụng phương pháp chuyên gia:
Xác định giá trị kinh tế của các HST trên Thế giới, Việt Nam và các KBTTN và VQG, xác định nhóm giá trị sẽ đánh giá, xây dựng phiếu hỏi, câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho việc đánh giá một số giá trị gia tăng ở VQG Cát Tiên.
2.4.3. Giá trị dịch vụ môi trường rừng của VQG Cát Tiên
Sử dụng phương pháp phỏng vấn
Đối tƣợng gồm ngƣời dân, du khách và các nhà quản lý, những ngƣời làm việc liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDHS nhằm thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác xác định một số giá trị kinh tế và đề xuất giải pháp tăng thu nhập và nguồn lực cho công tác BV&PTR VQG Cát Tiên (xem phụ lục 1).