Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 31 - 39)

Những năm đất nƣớc còn chiến tranh, khu rừng Cát Tiên là một phần căn cứ địa cách mạng chiến khu D. Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên đƣợc lực lƣợng quân đội (Sƣ đoàn 600) thuộc Bộ Quốc phòng quản lý để tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh. Đây là khu rừng có tính ĐDSH cao nên các chuyên gia lâm nghiệp đã đề xuất đƣợc Chính phủ đồng ý chuyển khu rừng này thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định 360/TTg, ký ngày 07/07/1978 với tên gọi là Khu rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên. Kiểm lâm Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức lực lƣợng để bảo vệ khu rừng quý hiếm này, diện tích đƣợc giao quản lý là 38.100 ha, nằm trong địa phần hành chính của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai [0].

Ngày 13/01/1992, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 08/CT, về việc thành lập VQG Cát Tiên trên cơ sở diện tích của Khu rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên. VQG Cát Tiên đƣợc giao cho tỉnh Đồng Nai quản lý. Trong quyết định Chính phủ đã giao cho Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN – PTNT), UBND tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phƣớc tiếp tục nghiên cứu để mở rộng diện tích VQG trên địa bàn của 3 tỉnh trên.

Ngày 16/02/1998, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 38 – 1998/QĐ – TTg, về việc chuyển giao VQG Cát Tiên cho Bộ NN & PTNT quản lý.

Tháng 12/1998, VQG Cát Tiên đƣợc Chính phủ cho phép mở rộng trên địa bàn 3 tỉnh (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc), với diện tích 73.878 ha.

Ngày 10/11/2001 Ủy ban MAB/UNESCO đã công nhận VQG Cát Tiên là Khu dự trữ Sinh quyển thứ 411 của Thế giới, nhƣ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống KDTSQ toàn cầu.

19

Ngày 19/8/2003, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 173/2003/QĐ – TTg, về việc điều chỉnh ranh giới VQG Cát Tiên, diện tích sau điều chỉnh còn 71.350 ha.

3.2. Tổ chức bộ máy

Sau khi tiếp nhận khu vực Tây Cát Tiên và Cát Lộc, VQG Cát Tiên đã tuyển dụng thêm nhân viên Kiểm lâm xây dựng các chốt, trạm Kiểm lâm ở các khu vực xung yếu để bảo vệ rừng kịp thời.

Ngày 09/01/2015, TCLN ra Quyết định số 08/QĐ-TCLN-VP về việc "Giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp năm 2015 đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp" Vƣờn quốc gia Cát Tiên đƣợc giao tổng số 211 biên chế sự nghiệp năm 2015, trong đó:

- Biên chế sự nghiệp hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc là 185 biên chế;

- Biên chế sự nghiệp tự lo lƣơng là 26 biên chế.

Hiện tại về nhân lực, nhân sự cửa Vƣờn: Tổng số biên chế là: 207 ngƣời, trong đó: 172 ngƣời (01 công chức,171 viên chức), 13 hợp đồng lao động theo NĐ 68 và 22 hợp đồng do đơn vị tự trả lƣơng)[0]

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 02 ngƣời; Thạc sĩ 04 ngƣời; Đại học 55 ngƣời; Cao đẳng 02, Trung cấp 100 ngƣời; sơ cấp 44 ngƣời.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 04 ngƣời; Trung cấp 31 ngƣời Ngoại ngữ: Trình độ B, C tiếng Anh 62 ngƣời

Tin học: Tin học văn phòng 165 ngƣời

Tổ chức bộ máy: Ban Giám đốc; Phòng Tổ chức, Hành chính; Phòng Kế Hoạch, Tài chính; Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Trung tâm Giáo dục môi trƣờng và Dịch vụ; Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật; Hạt Kiểm lâm có 137 Kiểm lâm, đƣợc phân bố ở 1 chốt, 22 trạm và bộ phận văn phòng.

20

3.3. Đặc điểm tự nhiên

3.3.1. Vị trí, ranh giới

VQG Cát Tiên nằm trên địa phận các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phƣớc),

* Tọa độ địa lý

11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc 107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông

* Phạm vi ranh giới

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và tỉnh Bình Phƣớc. + Phía Nam giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai). + Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng. + Phía Tây giáp Lâm trƣờng Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai).

* Tổng diện tích tự nhiên là 72.663,53 ha, trong đó:

+ Khu vực Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 41.020,43 ha + Khu vực Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phƣớc: 4.382,84 ha + Khu vực Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27.260,26 ha

21

22

VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung bộ đến Đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trƣng của phần cuối cùng dãy Trƣờng Sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 5 kiểu chính:

+ Kiểu địa hình núi cao, sƣờn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc VQG Cát Tiên. Độ cao so với mặt nƣớc biển từ 200 – 600m, độ dốc 15 – 200, có nơi trên 300

. Địa hình là các dạng sƣờn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.

+ Kiểu địa hình trung bình sƣờn ít dốc: ở phía Tây Nam VQG Cát Tiên. Độ cao so với mặt nƣớc biển từ 200 – 300m, độ dốc 15 – 200, độ chia cắt cao. Đây là vùng thƣợng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai nhƣ suối Đaklua, Đatapok.

+ Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên. Độ cao so với mặt nƣớc biển 130 – 150m, độ dốc 5 – 70. Độ chia cắt thƣa.

+ Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ:Độ cao so với mặt nƣớc biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vƣờn từ khu vực giáp ranh Bình Phƣớc – Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m.

+ Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mặt nƣớc biển thấp hơn 130m, nhƣ các bàu nƣớc: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.

VQG Cát Tiên thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, độ cao so với mặt nƣớc biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc, thấp nhất là 115m ở Núi Tƣợng.

23

3.3.2. Địa chất - thổ nhưỡng

Nền địa chất của VQG Cát Tiên với 3 cấu tạo chính là Trầm tích, Bazal và Sa phiến thạch đã phát triển hình thành 4 loại đất chính:

+ Đất Feralit phát triển trên đá bazan (Fk), chiếm gần 60% tổng diện tích Vƣờn, phân bố ở khu vực phía Nam, là loại đất giàu chất dinh dƣỡng, đất tốt, sâu, dầy màu đỏ hoặc nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tubf núi lửa lộ đầu chƣa bị phong hóa hết. Ở trên đất này rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng cũng nhanh.

+ Đất Feralit phát triển trên đá cát (Fq), chiếm diện tích lớn thứ 2 của VQG vào khỏang 20% có phân bố chủ yếu ở phía Bắc Vƣờn, dọc thƣợng nguồn sông Đồng Nai. Một số tài liệu còn gọi đất này là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát. Về độ phì của đất này kém đất phát triển trên đá bazal, nhờ có sự che phủ của thảm thực vật rừng nên tầng đất vẫn dày, giữ đƣợc các tính chất tự nhiên của đất.

+ Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo), gồm các đất bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai cũng chiếm một diện tích không nhỏ, chiếm khoảng 10% tổng diện tích Vƣờn, chủ yếu tập trung ở phía Bắc và phía Đông Nam của Vƣờn. Phân bố ở nơi địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nƣớc vào mùa mƣa. Loại đất này nghèo dinh dƣỡng, có mực nƣớc ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trƣởng phát triển của cây rừng trong mùa khô.

+ Đất Feralit phát triển trên đá sét (Fs), có diện tích không lớn, chiếm khoảng 8% tổng diện tích Vƣờn, phân bố ở phía Nam xen kẽ các vạt đất phát triển trên đá bazal. Loại đất này có độ phì khá, nhƣng thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất dễ bị thoái hóa một cách nhanh chóng.

3.3.3. Khí hậu

24

có 2 mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa thƣờng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô thƣờng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Do địa hình của VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình là vùng núi và vùng đồi có độ cao tuyệt đối khác nhau nên về khí hậu của 2 vùng cũng có sự khác nhau khá rõ rệt giữa khu Bắc và khu Nam VQG Cát Tiên.

Số liệu thu thập từ 2 trạm thủy văn:

Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng): thu thập dữ liệu về lƣợng mƣa và trạm Bảo Lộc (Tỉnh Lâm Đồng) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát lộc.

Trạm Tà Lài (Đồng Nai): thu thập dữ liệu về lƣợng mƣa và trạm Bến Cát (Bình Dƣơng) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát Tiên.

Bảng 3.1. Chỉ tiêu khí hậu VQG Cát Tiên

Stt Mô tả Vùng Cát Lộc Vùng Cát Tiên

1 Nhiệt độ trung bình năm (oC) 21,7 26,5

2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6) 3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1) 4 Lƣợng mƣa trung bình hàng năm (mm) 2.675 2.175

5 Lƣợng mƣa trung bình tháng cao nhất (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9) 6 Lƣợng mƣa trung bình tháng thấp nhất

(mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2)

7 Số ngày mƣa trung bình hằng năm (ngày). 182 145 8 Độ ẩm trung bình hằng năm (%) 87 82 9 Thời gian mƣa t.bình trong mùa mƣa

(tháng) 10 (tháng 3-12) 8 (tháng 4-11) 10 Lƣợng mƣa mùa mƣa/L. mƣa hàng năm

25

Nhƣ vậy, khu Cát Lộc có nhiệt độ trung bình năm thấp và lƣợng mƣa bình quân năm và độ ẩm tƣơng đối bình quân năm cao hơn ở khu Nam và Tây Cát Tiên cho nên về thực vật cũng có sự phân bố khác nhau về thảm thực vật và thành phần thực vật.

3.3.4. Thủy văn

Điều kiện thủy văn ở VQG Cát Tiên liên quan đến chế độ dòng chảy của sông Đồng Nai và các hệ thống suối, các bàu nƣớc.

Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông VQG Cát Tiên với chiều dài khoảng 90km, rộng trung bình khoảng 100m, lƣu lƣợng nƣớc bình quân khoảng 405m3/giây. Mực nƣớc cao nhất 8,03m, mực nƣớc trung bình 5m. Mùa kiệt 2 – 3m. Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài thuyền máy có thể đi lại đƣợc.

Trong VQG Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn nhƣ: + Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (Lộc Bắc).

+ Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (Bắc Cát Tiên).

+ Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (Nam Cát Tiên). Các hệ suối này đều chảy ra sông Đồng Nai.

Toàn bộ diện tích của VQG Cát Tiên là lƣu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An. Phía Nam Vƣờn là lƣu vực tiếp giáp của hồ. Do địa hình tƣơng đối bằng phẳng, lƣợng mƣa nhiều nên thƣờng gây ra ngập úng, nhất là khu vực suối Đaklua. Suối Đắc Lua là suối lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi có cao độ khoảng 350m, nằm ở ranh giới phía Nam của tỉnh Bình Phƣớc. Suối có nƣớc quanh năm, chảy theo hƣớng đông nam và đổ ra sông Đồng Nai. Ngoài việc thoát nƣớc từ các bàu ra sông, trong những năm nƣớc lớn suối Đắc Lua còn đƣa nƣớc từ sông Đồng Nai vào các bàu trong khoảng 30 ngày/năm vào những tháng mùa nƣớc (thƣờng là vào tháng 10 – 11). Suối Đắc Lua có vai trò rất lớn đến chế độ thủy văn của các bàu và chế độ thông thƣơng trong trao

26

đổi nƣớc và vật chất giữa chúng. Điều đó đã đảm bảo cho sự tồn tại và phát

triển của hệ thống bàu và toàn bộ vùng đất ngập nƣớc (ĐNN) VQG Cát Tiên. Trên các hệ suối chính thƣờng có nƣớc vào mùa khô, còn phần thƣợng

nguồn và các suối nhánh, một số suối nhỏ ngắn thƣờng khô hạn. Mùa mƣa nƣớc dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá lớn ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ bàu có diện tích nƣớc ngập khoảng 2.500 ha vào mùa mƣa và thu hẹp lại khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô, đây cũng là nơi sâu nhất của các bàu nhƣ Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.

Đặc điểm thủy văn ở VQG Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, gềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nƣớc đều hiện diện ở VQG Cát Tiên điều đó đã làm tăng giá trị về tính ĐDSH và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)