Vai trò của việc đánh giá dịch vụ HST đối với việc ra quyết định BV&PTR đƣợc tốt hơn hiện nay đã đƣợc nhận thức rõ ở Việt Nam. Điều này đƣợc nhấn mạnh trong nhiều văn bản chính sách quan trọng của Chính phủ nhƣ chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; Kế hoạch hành động của quốc gia về ĐDSH đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2030. Rất nhiều hình thức sử dụng và ứng dụng của việc đánh giá HST đƣợc nhắc tới liên quan đến các KBTTN và VQG nhƣ một phƣơng thức cân bằng giữa đầu tƣ và ngân sách cho BV&PTR, hƣớng dẫn định giá đối với chi trả DVMTR và hệ thống các loại phí khác; phân tích nhu cầu và sự thích hợp các ƣu đãi về bảo tồn cũng nhƣ việc chia sẽ lợi ích cho các cộng đồng sống gần rừng; xác định lĩnh vực kinh doanh chính là DLST dựa trên ĐDSH và cơ hội thị trƣờng; xem xét nhu cầu về đất đai, tài nguyên và cơ hội đầu tƣ, thực hiện đánh giá chi phí – lợi ích và đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án phát triển; hỗ trợ đánh giá các thiệt hại về tài nguyên cũng nhƣ tính toán cũng nhƣ các yêu cầu bồi thƣờng về môi trƣờng.
4.4.1. Tăng nguồn lực về tài chính
- Bảo vệ tốt HST của VQG Cát Tiên, đồng thời bảo tồn và phát triển tài nguyên ĐDSH phục vụ hoạt động DLST và duy trì diện tích cung ứng DVMTR.
- Tạo đa dạng về sản phẩm dịch vụ để thu hút khách, hiện nay các sản phẩm du lịch mới chỉ dùng lại ở việc khai thác cảnh quan thiên nhiên, chƣa có các sản phẩm hàng hóa dịch vụ kèm theo nhƣ sản phẩm nghiên cứu khoa học
84
ứng dụng để du khách có thể mua làm kỷ niệm chuyến đi hay dùng để làm quà tặng cho ngƣời thân bạn bè.
- VQG Cát Tiên có khí hậu 2 mùa: mùa khô và mùa mƣa, nguồn thu từ du lịch chủ yếu tập trung vào mùa khô, mùa mƣa doanh thu chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, cần có chính sách giảm giá, ƣu đãi vào mùa mƣa để thu hút khách đến với Vƣờn.
- Trồng rừng mới trên diện tích đất trống và trồng rừng thay thế diện tích rẫy điều nằm trong ranh giới Vƣờn đã đƣợc đền bù, thu hồi của ngƣời dân nhằm tăng diện tích cung ứng DVMTR.
- Chính phủ cần xem xét nâng giá KBVR thông qua chính sách chi trả DVMTR để thu hút ngƣời dân tham gia bảo vệ rừng nhằm thực hiện tốt chủ trƣơng xã hội hóa nghề rừng, tạo việc làm nâng cao thu nhập đảm bảo đời sống của ngƣời dân sống gần rừng.
- Trong giai đoạn hiện nay nguồn ngân sách nhà nƣớc đang ngày càng eo hẹp, Chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng, nên nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác BV&PTR cũng bị ảnh hƣởng rất lớn. Vì vậy, cần trích lại một phần số tiền thu đƣợc từ việc xử phạt vi phạm Luật BV&PTR cho VQG Cát Tiên nhằm tăng nguồn lực về tài chính, đồng thời, triển khai Dự án tính lƣợng hấp thụ carbon nhƣ chính sách chi trả DVMTR đang thực hiện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho VQG Cát Tiên nói riêng và các VQG, KBTTN nói chung cả về giá trị kinh tế lẫn giá trị môi trƣờng.
4.4.2. Tăng cường nguồn nhân lực và vật lực
Hiện nay VQG Cát Tiên mới có 2 ngƣời có trình độ tiến sĩ và 5 ngƣời có trình độ thạc sĩ, đây là một con số rất ít so với tổng số CBNV 211 ngƣời của Vƣờn. Cần tiếp tục tạo điều kiện cho CBNV tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong nƣớc và nƣớc ngoài để bổ sung cập nhập kiến thức chuyên môn, đặc biệt đào tạo sau đại học đối với lực lƣợng kiểm lâm và một số CBNV có năng lực, trình độ chuyên môn cao ở các bộ phận khác nhau.
85
Bên cạnh đó, cần trích kinh phí nhiều hơn cho hoạt động bảo tồn và nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng phần do đơn vị tự quản lý bảo vệ nên sử dụng để thuê mƣớn thêm lực lƣợng lao động hợp đồng bảo vệ rừng nhằm bảo vệ tốt tài nguyên VQG Cát Tiên.
Để hoạt động DLST phát triển cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, công tác nhân sự sẽ tập trung vào việc bồi dƣỡng các kiến thức cho đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch của VQG Cát Tiên về các lĩnh vực: Thiết kế tour du lịch, kiến thức về ĐDSH, phiên dịch…theo phƣơng châm: Đào tạo chuyên sâu - nâng cao chất lƣợng - phát triển bền vững.
Hình thành đội ngũ hƣớng dẫn viên chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu của các đối tƣợng khách du lịch đòi hỏi chất lƣợng cao, khách du lịch là những nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, khách du lịch có nhu cầu đến học tập, nghiên cứu.
Đồng thời tập trung vào nâng cấp sửa chữa hệ thống nhà nghỉ hiện có, đầu tƣ cải tạo các tuyến, điểm du lịch đang khai thác, thay đổi cung cách phục vụ đối với đội ngũ lái xe, tránh tình trạng có tài xế thì không có xe, có xe thì không có tài xế nhƣ hiện nay.
Bên cạnh đó VQG Cát Tiên nên đầu tƣ mới một số hạng mục sau:
- Trung tâm du khách và hƣớng dẫn du lịch, vị trí tại Phân khu hành chính dịch vụ.
- Khu cắm trại, sinh hoạt ngoài trời, vị trí cạnh hồ bơi, diện tích 1 ha. - Xây dựng trạm dừng chân, quầy giải khát tại Đảo Tiên, vị trí trên tuyến đƣờng từ bến phà đi đến trung tâm cứu hộ linh trƣởng.
- Xây dựng phòng nghỉ: Sửa chữa nâng cấp hệ thống nhà nghỉ hiện có. Xây dựng thêm 20 nhà nghỉ cho khách du lịch, mỗi nhà có 4 phòng, rộng 100 m2
, đến năm 2020 đạt tổng số phòng nghỉ của VQG đạt 80 phòng.
86
- Sử dụng năng lƣợng mặt trời thay thế điện (thắp sáng, sử dụng máy tắm nóng lạnh phục vụ du khách).
- Sử dụng xe ô tô điện đi trên các tuyến đi trong phạm vi Vƣờn thay thế các loại xe ô tô cơ giới hạn chế tiếng ồn, khí thải.
- Liên kết nhiều hơn với các công ty du lịch lữ hành để nối tuyến du lịch và vận chuyển hành khách đến Vƣờn.
- Liên kết với mô hình phát triển du lịch tại dự án thí điểm phát triển du lịch tại vùng đệm.
87
KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ