3.4. Khái quát đặc đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất
VQG Cát Tiên có diện tích là 72.663,53 ha[0],
Bảng 4.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Cát Tiên
STT Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 72.663,53 100 I Diện tích đất có rừng 69.423,73 95.54 1 Rừng tự nhiên 68.164,61 93.81 1.1 Rừng gỗ 27.912,58 38.41 - Rừng rất giàu 0.00 - Rừng giàu 1.994,85 2.75 - Rừng trung bình 15.000,32 20.64 - Rừng nghèo 10.917,41 15.02 1.2 Rừng hỗn giao 32.027,78 44.08 Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô 12.005,84 16.52 - Rừng hỗn giao lồ ô - gỗ 20.021,94 27.55
1.3 Rừng lồ ô, tre nứa 8.224,25 11.32
2 Rừng trồng 1.259,12 1.73
II Ðất không có rừng 2.042,25 2.81 - Ðất trống không có tái sinh 1.935,71 2.66
- Ðất trống có tái sinh 106,54 0.15
III Ðất khác 1.197,55 1.65
1 Ðất nông nghiệp 140,15 0.19
2 Ðất khác 1.057,40 1.46
34
Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Cát Tiên Tiên
35
* Hiện trạng theo các phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 53.852,53 ha. - Phân khu phục hồi sinh thái: 16.622,00 ha. - Phân khu dịch vụ hành chính: 2.189,00 ha.
Qua số liệu về hiện trạng rừng và sử dụng đất (bảng 5.1) của VQG Cát Tiên cho thấy:
- VQG Cát Tiên với diện tích đất có rừng 69.423,63 ha, đạt độ che phủ là 95,54% [0], đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên để bảo tồn các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cƣ trú và môi trƣờng sống của các loài động vật rừng.
- Rừng tự nhiên là 68.164,61 ha chiếm 93,81% diện tích đất có rừng, với các loại rừng rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng lồ ô - gỗ, rừng lồ ô, tre nứa. Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của VQG Cát Tiên, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau thuận lợi là môi trƣờng sống và cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật rừng hoang dã.
- Rừng trồng diện tích 1.259,12 ha (chiếm 1,73% diện tích đất có rừng), rừng trồng của VQG Cát Tiên gồm các loài cây trồng là nhóm thực vật, bản địa, quý hiếm (Dầu, sao, gõ đỏ…), đƣợc trồng với mục đích bảo tồn các nguồn gien quý hiếm, phục hồi trên diện tích đất trống, đất nƣơng rẫy cũ, đất không còn rừng.
- Nhóm đất không có rừng: Gồm đất cây gỗ có cây tái sinh, đất cây bụi, các trảng cỏ với nhóm đất không có rừng nhƣng giữ vai trò là các bãi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc nhƣ bò rừng, nai, mễn…
- Đất bán ngập và ngập nƣớc: Là diện tích thuộc vùng đất ngập nƣớc Ramsar Bầu Sấu, gồm các bàu Cá Trê, Bàu Sen, Bàu Tròn, Bàu Chim, Bàu Sấu, Bàu Gốc, Bàu Thái Bình Dƣơng…đây là HST đất ngập nƣớc đặc biệt của VQG Cát Tiên, có ĐDSH rất cao, có giá trị bảo tồn cấp quốc gia, quốc tế; vùng bán ngập mùa mƣa là nơi phân bố, làm tổ của nhóm chim nƣớc, cƣ ngụ,
36
sinh sản của các loài bò sát, ếch nhái, mùa khô cung cấp cỏ, các loài thực vật thân thảo là nguồn thức ăn ƣa thích của các nhóm thú móng guốc, thú ăn cỏ.
Nhận xét:
VQG Cát Tiên có độ che phủ của rừng tự nhiên và rừng trồng rất cao (95,54% diện tích), trong giai đoạn 2010 - 2015 nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng nên diện tích rừng không bị suy giảm về diện tích, các tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nƣơng rẫy đã đƣợc ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hiện tƣợng cháy rừng.
Về chất lƣợng rừng: Rừng rất giàu và rừng giàu diện tích 9.994,85 ha (bằng 2,75% diện tích tự nhiên của VQG), Rừng trung bình 15.000,32 ha (chiếm 20,64%), rừng nghèo 10.917,41 ha (chiếm 15,02%), Rừng hỗn giao (gỗ - lồ ô, lồ ô - gỗ) 32.027,78 ha (chiếm 44,08%), rừng lồ ô, tre nứa 8.224,25 ha (chiếm 11,32%), rừng trồng 1.259,12 ha (chiếm 1,37%)
Trong các trạng thái rừng của VQG Cát Tiên trong những năm 2007, 2008, 2009 có hiện tƣợng lồ ô khuy (chết khi đạt tuổi thành thục) tổng diện tích rừng có lồ ô bị khuy là 1.292 ha thuộc các trạng thái rừng lồ ô thuần loại, lồ ô hỗn giao. Đây là quá trình diễn thế tự nhiên, đến giai đoạn tuổi trƣởng thành, già lồ ô sẽ khuy thay thế bằng lớp tái sinh hạt. Hiện nay diện tích 1.292 ha rừng lồ ô khuy đã phục hồi thuần loại, do quá trình phục hồi diễn ra sau 5 - 7 năm[0].
Rừng và đất rừng của VQG Cát Tiên đáp ứng các quy định về tiêu chí rừng và đất rừng của khu rừng đặc dụng về độ che phủ của rừng, các loại trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, tính bền vững về diện tích các loại rừng trong các giai đoạn từ khi thành lập.