Hệ động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 60 - 62)

3.4. Khái quát đặc đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.3. Hệ động vật

Các kết quả nghiên cứu đã thống kê đƣợc ở VQG Cát Tiên có 1.459 loài động vật hoang dã thuộc 218 họ, 55 bộ[0], Các loài động vật đƣợc trình bày tại bảng 4.6. Bảng 4.6. Thành phần động vật của VQG Cát Tiên Nhóm Số bộ Số họ Số loài Thú 12 21 105 Chim 17 68 349 Bò sát + Ếch nhái 4 21 121 Cá 9 32 134 Côn trùng 9 66 750 Tổng số 55 218 1.459

Với 1.459 loài động vật, côn trùng đã xác định VQG Cát Tiên là nơi rất đa dạng về thành phần các loài động vật.

48 nhƣ sau:

- Lớp Thú: Gồm 105 loài thuộc 21 họ, 12 bộ, trong đó có 39 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 93 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016), nhƣ bò Banten, bò Gaur, hổ, gấu chó, voi, báo hoa mai, báo lửa, chó sói, voọc chân đen, sóc bay lớn,... (hình 4.7, 4.8 – phụ lục 2)

- Lớp Chim: gồm 351 loài thuộc 68 họ của 18 bộ. Trong đó có 120 loài (chiếm 34,4%) thuộc 95 chi, 43 họ, 16 bộ là các loài quý hiếm theo các tiêu chí [0] và[0]. Đặc biệt loài Gà so cổ hung là loài quý hiếm và đặc hữu của Đông Nam á và của Việt Nam, đã đƣợc xem là bị tuyệt chủng hoàn toàn. Năm 1997, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài này còn có mặt ở VQG Cát Tiên.

- Lớp Bò sát - Ếch nhái: Gồm 121 loài, thuộc 21 họ, 4 bộ. Trong đó có 36 loài thuộc 28 chi, 13 họ, 04 bộ là loài quý hiếm theo các tiêu chí Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính Phủ; Sách Đỏ Việt Nam - Phần động vật [0,0].

- Lớp Cá: Gồm trên 134 loài, thuộc 32 họ, 9 bộ. Trong đó có 1 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN [0] (cá mơn hay còn gọi là cá rồng), 9 loài của Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhƣ cá lăng bò, cá chài, cá lăng nha, cá lóc bông, cá rồng,...

- Lớp Côn trùng: Đã điều tra đƣợc 750 loài thuộc 66 họ, 9 bộ trong đó có 05 loài có tên trong [0,0]

Những giá trị đặc biệt động vật rừng của VQG Cát Tiên có những loài động vật nhƣ: Trong lớp thú có 3 loài đặc hữu Việt Nam nhƣ Chà vá chân đen

(Pygathrix nigripes), Hoãng nam bộ (Muntiacus muntjak annamensis), bò sát và ếch nhái có 4 loài đặc hữu Việt Nam nhƣ Cóc mắt trung gian

(Brachytarsophrys intermedia), Nhái bầu vẽ (Microhyla picta), Chàng mile

(Silvirana milleti), Thạch sùng ngón vằn lƣng (Cyrtodactylus irregularis), lớp cá có 1 loài đặc hữu cá chiên [0]. Ngoài ra VQG Cát Tiên nằm trong vùng

49

Chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt Nam, đã ghi nhận quần thể của 3 loài chim trong vùng chim đặc hữu là: Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron germaini), Chích chạch má xám (Macronous kelleyi)[0]

Nhận xét:

Thành phần động vật rừng của VQG Cát Tiên rất đa dạng về số lƣợng, chủng loại trong tất cả các lớp: Thú, Chim, Bò sát, ếch nhái, côn trùng.

Có nhiều loài thú lớn thuộc nhóm động vật nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng hiện còn phân bố ở VQG Cát Tiên nhƣ Voi, Gấu chó, Bò Gaur, cá Sấu...

Sự phong phú và đa dạng của thành phần động vật rừng của VQG Cát Tiên là cơ sở để thực hiện bảo tồn tại chỗ động vật rừng trong môi trƣờng sống tự nhiên và đã đƣợc công nhận là KDTSQ của Việt Nam, thế giới.

Động vật hoang dã ở VQG Cát Tiên là cơ sở để thực hiện các đề tài, chƣơng trình nghiên cứu về động vật hoang dã về các nội dung: Môi trƣờng sống, nguồn thức ăn, các chuỗi quan hệ giữa động vật - thực vật, động vật - động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 60 - 62)