Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 26)

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

2.2.1.1 Nghiên cứu “Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan” của

Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Đây là nghiên cứu kiểm định tác động của các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Pakistan. Số liệu được thu thập từ 15 ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2005 – 2009.

Mô hình trong nghiên cứu này là:

YRitR = βR0R + βR1R.XR1itR + βR2R.XR2itR + βR3R.XR3itR + βR4R.XR4itR + βR5R.XR5itR + βR6R.XR6itR + βR7R.XR7itR + uRit

Trong đó:

- Biến phụ thuộc YRit là ROARitR : lợi nhuận trên tổng tài sản cho ngân hàng i trong năm t.

- Các biến độc lập XR1itR XR2itR XR3itR XR4itR XR5itR XR6itR XR7itR lần lượt là Log tự nhiên của tổng tài sản cho ngân hàng i trong năm t, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t, Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t, Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t, GDP cho ngân hàng i trong năm t, Tỷ lệ lạm phát cho ngân hàng i trong năm t, vốn hóa thị trường cho ngân hàng i trong năm t.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố đều có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM, đặc biệt hơn cả 6 yếu tố đầu có tương quan thuận với ROA, chỉ duy nhất yếu tố vốn hóa thị trường có tương quan ngược chiều với ROA.

Kết quả này là minh chứng cho thấy các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đều có một tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lời của các NHTM Pakistan, có giá trị cho vấn đề học thuật, nghiên cứu lẫn điều hành đất nước của Pakistan.

2.2.1.2 Nghiên cứu “Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: Empirical Evidence from Turkey” của Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Đây là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và các yếu tố vĩ mô bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 10 NHTM đang niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Istanbul Exchange ở Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hồi quy tác động cố định lên dữ liệu bảng. Biến phụ thuộc được chọn để đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh là ROA và ROE. Biến phụ thuộc gồm: quy mô tổng tài sản, an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, tiền gửi và cơ cấu thu nhập, tăng trưởng GDP thực, lạm phát và lãi suất thực.

Mô hình của nghiên cứu được viết đơn giản dưới dạng như sau: Yit = α + ' βR.XRitR + uRit

Kết quả của nghiên cứu là ROA có mối tương quan thuận với quy mô tổng tài sản và chỉ số thu nhập ngoài lãi; tương quan ngược chiều với khoản cho vay của ngân hàng. ROE có tương quan thuận với quy mô ngân hàng và tương quan ngược chiều với lãi suất thực.

2.2.1.3 Nghiên cứu “Factors Affecting the Profitability of Malaysian

Commercial Banks” của Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Đây là nghiên cứu về tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng cho vay, Tỷ lệ chi phí trên thu nhập, Khả năng thanh khoản, Quy mô ngân hàng) và yếu tố kinh tế vĩ mô (Tốc độ tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát) đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Malaysia. Dữ liệu được thu thập từ 20 ngân hàng, gồm 9 ngân hàng trong nước và 11 ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Malaysia trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2009.

Mô hình của nghiên cứu này như sau:

Profitability= XR0 R+ XR1.R(EA) + XR2.R(LLR) + XR3.R(COSR) + XR4.R(LIQ) + XR5.R(SIZE) + XR6.R(GDP) + XR7.R(CPI) + ε

Biến phụ thuộc: Lợi nhuận ngân hàng là ROA, ROE và NIM

Biến độc lập: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (EA), tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng cho vay (LLR), Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (COSR), Khả năng thanh khoản (LIQ), Quy mô ngân hàng (SIZE), Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát hàng năm (CPI)

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: EA, LIQ, SIZE, GDP và Tỷ lệ lạm phát có tương quan thuận với các chỉ số ROA, ROE và NIM. Trong khi đó LLR, COSR có tương quan ngược với ROA, ROE và NIM.

2.2.1.4 Nghiên cứu “Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia” của

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012).

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Indonesia. Lợi nhuận ngân hàng được đo bằng ROA. Mô hình sử dụng phương pháp hồi quy tổng hợp dữ liệu. Loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu từ các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia từ năm 2002 đến năm 2011.

Mô hình cụ thể như sau:

ROARitR = βR0R +βR1R.(logTA)RitR + βR2R.(LOAN/TA)RitR + βR3R.(TE/TA)RitR + βR4R.(LLP/TL)RitR + βR5 . R(NII/TA)RitR + βR6R.(BOPO)RitR + βR7R.(INF)RitR + βR8R.(GR)RitR + uRit

Trong đó các biến độc lập là: Tổng tài sản, Dư nợ cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát.

Kết quả của nghiên cứu là các yếu tố như dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan thuận với ROA. Còn tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập và tỷ lệ lạm phát có tương quan ngược chiều với ROA.

2.2.1.5 Nghiên cứu “Influence of Bank: a case study of Pakistan” của

Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Muhammad Bilal và các cộng sự nghiên cứu các nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2007 – 2011. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là ROA và ROE, các biến độc lập gồm tỷ lệ tiền gửi trên tài sản, quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, NIM và nợ xấu, lạm phát, GDP thực và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội IPRG.

Mô hình của nghiên cứu này là:

ROA= β0+β1DA+ β2NIM+ β3NPL+ β4CR+ β5INF+ β6GDP+ β7IPGR+μ ROE= β0+β1DA+ β2NIM+ β3NPL+ β4CR+ β5INF+ β6GDP+ β7IPGR+μ Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên trong ngân hàng và nhân tố vĩ mô có nhiều tác động đến ROA hơn là ROE. Tiền gửi trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều không đáng kể với ROA và ROE. Vốn chủ sở hữu có tác động mạnh đến ROE nhưng không có tác động đến ROA. Ngoài ra GDP tăng lên có tác dụng tích cực đến ROA và ROE, nhưng lạm phát thì có tác động tích cực không đáng kể vào ROE và tác động tiêu cực mạnh mẽ với ROA.

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

2.2.2.1 Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân

hàng thương mại Việt Nam”của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

Đây là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM VN thông qua 2 chỉ tiêu ROA, ROE.

Mô hình hồi quy nghiên cứu có dạng:

P = β0+ β1*OWNERNN + β2*TCTR + β3*DLR +β4*EA + β5*MARKSHARE + β6*LOANTA+ β7*NPL + ε

Trong đó

Biến phụ thuộc P có thể là ROA hoặc ROE

Biến độc lập gồm: Loại hình ngân hàng (OWNERNN), Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TCTR), Tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay (DLR), Vốn chủ sở hữu trên

tổng tài sản (EA), Thị phần ngân hàng (MARKSHARE), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPL)

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan ngược chiều với cả ROA và ROE; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm; tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm.

2.2.2.2 Nghiên cứu “Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng

sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)

Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2013. Bằng phương pháp dữ liệu bảng ước lượng SGMM, nghiên cứu đưa ra mô hình như sau:

Yit = α + δYi,t-1 + β1(TL/TA)i,t + β2(NPL/TL)i,t + β3(TE/TA)i,t + β4 (DEP/TLI)i,t + β5 (DEP)i,t + β6 (LogTA)i,t + β7 (HHIRD)i,t + β8 (GDP)i,t + β9 (INF)i,t + εi,t

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát có tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tương quan ngược chiều với khả năng sinh lời. Ngoài ra nghiên cứu không tìm thấy được tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

2.2.3 Tổng hợp các nghiên cứu

Từ các nghiên cứu nêu trên, để có cái nhìn tổng quát hơn về tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu trước đây đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả đã tổng hợp thành bảng như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu tiêu biểu

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) 15 ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2005 – 2009 ROA Tổng tài sản; Vốn Chủ sở hữu/Tổng tài sản; Cho vay/ Tổng tài sản; Tiền gửi/Tổng tài sản ;GDP;Tỷ lệ lạm phát;Vốn hóa thị trường Tất cả các yếu tố đều có tương quan thuận với ROA, chỉ có yếu tố vốn hóa thị trường có tương quan ngược chiều với ROA

Deger Alper và Adem Anbar (2011) 10 NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2010 ROA và ROE.

Quy mô tổng tài sản, An toàn vốn, Chất lượng tài sản, Thanh khoản, Tiền gửi và Cơ cấu thu nhập, Tăng trưởng GDP thực, Lạm phát và Lãi suất thực.

- ROA tương quan

thuận với quy mô tổng tài sản và chỉ số thu nhập ngoài lãi; tương quan ngược chiều với khoản cho vay của ngân hàng.

- ROE tương quan thuận với quy mô ngân hàng và tương quan ngược chiều với lãi suất thực. Ong Tze San và The Boon Heng (2012) 20 ngân hàng đang hoạt động tại Malaysia trong khoảng ROA, ROE và NIM Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng cho vay, Tỷ lệ

EA, LIQ, SIZE, GDP và Tỷ lệ lạm phát có tương quan thuận với các chỉ số ROA, ROE và NIM. Trong khi đó

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

thời gian từ năm 2003 đến năm 2009

chi phí trên thu nhập, Khả năng

thanh khoản,

Quy mô ngân hàng, Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát hàng năm

LLR, COSR có tương quan ngược với ROA, ROE và NIM Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia từ năm 2002 đến năm 2011

ROA Tổng tài sản; Dư

nợ cho vay trên tổng tài sản; Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản;Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay; thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản; Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập; tốc độ tăng trường GDP và tỷ lệ lạm phát

- Dư nợ cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan thuận với ROA. - Tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập và tỷ lệ lạm phát có tương quan ngược chiều với ROA Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Các ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2007 – ROA và ROE

Tỷ lệ tiền gửi trên tài sản; Quy mô ngân hàng; Quy mô vốn chủ sở

Tiền gửi trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều không đáng kể với ROA và ROE.

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Gull, Toquer Akram 2013 2011 hữu; NIM và nợ xấu; lạm phát; GDP thực và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội IPRG

Vốn chủ sở hữu có tác động mạnh đến ROE nhưng không có tác động đến ROA. Ngoài ra GDP tăng lên có tác dụng tích cực đến ROA và ROE, nhưng lạm phát thì có tác động tích cực không đáng kể vào ROE và tác động tiêu cực mạnh mẽ với ROA Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 ROA và ROE Loại hình ngân hàng, Tỷ lệ chi phí trên doanh thu , Tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay, Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản , Thị phần ngân hàng , Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

- Các yếu tố tương quan ngược chiều với ROA, ROE: chi phí hoạt động/tổng doanh thu, tỷ lệ nợ xấu. - Yếu tố tương quan thuận: tỷ lệ cho vay/tổng tài sản.

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2013 ROA và ROE Chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập.

- Chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát có tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. - Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tương quan ngược chiều với khả năng sinh lời.

Ngoài ra tác giả còn tổng hợp lại các biến độc lập tác động thuận hay nghịch đến biến phụ thuộc như bảng sau:

Bảng 2.2 Tổng hợp chiều hướng tác động của các biến độc lập trong các nghiên cứu tiêu biểu

Biến độc lập

Hướng tác động

Các nghiên cứu

Quy mô ngân hàng

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Deger Alper và Adem Anbar (2011) Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Biến độc lập

Hướng tác động

Các nghiên cứu

Vốn chủ sở hữu + Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) (đối với ROA)

- Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)(đối

với ROE)

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Khả năng cho

vay

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)

- Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Khả năng huy động vốn

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Quản lý chi phí

hoạt động

- Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Tỷ lệ dự phòng

rủi ro trên tổng cho vay

- Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Biến độc lập Hướng tác động Các nghiên cứu Tỷ lệ thu ngoài lãi/tổng thu nhập

+ Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)