Các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 45 - 49)

Quy mô ngân hàng (LnTA)

TA – Total Asset là tổng giá trị tài sản của ngân hàng, LnTa là logarit tự nhiên tổng tài sản như trong hầu hết các nghiên cứu trước đây. Công thức tính biến LnTA như sau:

LnTA = Log(Tổng tài sản cuối kỳ) (3.1)

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng LnTA có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời của Ngân hàng như nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011), Deger Alper và Adem Anbar (2011) hay Ong Tze San và The Boon Heng (2012). Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng LnTA có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng như nghiên cứu của

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Ở Việt Nam, việc tăng quy mô

của một ngân hàng sẽ tạo lợi thế cho ngân hàng đó trong việc huy động vốn vì việc có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch sẽ tạo thuận tiện cho khách hàng, gia tăng lượng khách hàng giao dịch, tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy tác giả kỳ vòng biến Quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời có tương quan thuận chiều với nhau.

Quy mô vốn chủ sở hữu (EA)

EA – Equity / Total Asset là tỷ lệ đo lường vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại cuối mỗi quý dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn.

EA = (3.2)

Thông thường khi ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, làm gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra khi có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, ngân hàng sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng, làm gia tăng lượng khách hàng, tạo cơ hội gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy tác giả kỳ vọng biến Quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời có

Tổng vốn chủ sở hữu

mối quan hệ tương quan thuận chiều với nhau.  Khả năng cho vay (LA)

Khả năng cho vay là Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, được đo bằng tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Công thức tính LA như sau:

LA = (3.3)

Trong các nghiên cứu trước đây của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011), Syafri (2012) hay Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), khả năng cho vay có tương quan thuận chiều với khả năng sinh lời. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại như Deger Alper và Adem Anbar (2011) có tương quan ngược chiều với khả năng sinh lời. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng hầu như là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng. Dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao chứng tỏ ngân hàng đang tận dụng tối đa nguồn lực vào hoạt động tín dụng với mong muốn mang lại nguồn thu nhập càng lớn cho ngân hàng. Vì vậy khả năng cho vay luôn được mong muốn sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tác giả kỳ vọng LA có tương quan thuận chiều với khả năng sinh lời.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP)

LLP – Loan loss provision là tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay. Được xác định bằng công thức:

Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

LLP = (3.4)

Tổng dư nợ tín dụng

Nhiều nghiên cứu trước tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của biến này đến khả năng sinh lời, tuy nhiên xu hướng ảnh hưởng khá khác nhau. Khi tỷ số này tăng tương ứng sẽ tăng chi phí nên làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng LLP ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Khả năng quản lý chi phí hoạt động (COR)

Tổng dư nợ cho vay

Khả năng quản lý chi phí hoạt động được đo lường bằng tỷ lệ Tổng chi phí hoạt động chia cho Tổng thu nhập

Chi phí hoạt động

COR = (3.5)

Tổng thu nhập

Chỉ số này thể hiện năng lực quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng phải tiêu tốn nhiều chi phí hoạt động, quản lý, kéo theo khả năng sinh lời càng thấp. Do đó, mối quan hệ được kỳ vọng là tương quan ngược chiều.

Mức độ đa dạng hóa thu nhập (DIV)

Mức độ đa dạng hóa được đo lường bằng tổng thu nhập ngoài lãi ròng (bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, lợi nhuận từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần) chia cho tổng thu nhập.

DIV = (3.6)

Chỉ số này thể hiện mức độ đa dạng hóa ngành nghề trong hoạt động kinh doanh. Tổng thu nhập ngoài lãi càng tăng thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao, thu nhập ngân hàng không phụ thuộc nhiều vào hoạt động truyền thống là cho vay. Vì tỷ lệ này càng cao thể hiện sự không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động có nhiều rủi ro như hoạt động cho vay nên tác giả kỳ vọng mối tương của mức độ đa dạng hóa thu nhập với khả năng sinh lời là tương quan thuận chiều.

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Số liệu về tỷ lệ GDP được thu thập từ Tổng Cục thống kê. Tỷ lệ tăng trưởng GDP được đưa vào mô hình nghiên cứu với tư cách là một yếu tố bên ngoài đại diện cho tác động của môi trường kinh tế xã hội đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế cao phản ánh triển vọng kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp bao gồm cả ngân hàng. Khi kinh tế tăng trưởng cao thì nhu cầu tín dụng, dịch vụ

Tổng thu nhập ngoài lãi

ngân hàng gia tăng, làm tăng lợi nhuận ngân hàng. Do đó, mối quan hệ được kỳ vọng là tương quan thuận.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát được đo lường lường bằng mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI, được thu thập từ Website của Tổng Cục thống kê. Tỷ lệ lạm phát được đưa vào mô hình nhằm xem xét tác động của môi trường kinh tế xã hội đối với khả năng sinh lời. Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí của ngân hàng. Khi lạm phát cao, ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn lãi suất tiền gửi, làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy tác giả kỳ vọng tỷ lệ lạm phát và khả năng sinh lời của VCB là tương quan thuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày một cách tổng quát về VCB, bao gồm quá trình hình thành và phát triển, mô hình hoạt động cũng như những kết quả trong quá trình hoạt động trong giai đoạn 2009-2017. VCB đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh cũng như tạo được vị thế vững chắc trong ngành ngân hàng. Để đánh giá các yếu tố tác động ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của VCB, chương này đã thiết lập mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình nghiên cứu của Syfria (2012). Hai mô hình được đưa ra có hai biến phụ thuộc lần lượt là ROA và ROE. Các biến độc lập đề xuất có khả năng tác động đến khả năng sinh lời của VCB gồm 6 biến nội tại là LnTA, EA, LA, LLP, DIV, COR và 2 biến vĩ mô là GDP và INF. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra cách tính toán các biến và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 4 tiếp theo sẽ thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu và đưa ra các nhận xét về kết quả mô hình.

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)