Giả thuyết về mức độ đa dạng hóa thu nhập (DIV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 64)

Tỷ lệ tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập chưa tìm thấy được ý nghĩa thống kê trong mô hình nhiên cứu. Thực trạng tỷ lệ này tại VCB cũng tương đối phức tạp. Quan sát biểu đồ 4.4 cơ cấu thu nhập của VCB giai đoạn 2009 – 2017 có thể thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của VCB trong giai đoạn 2009- 2017 có nhiều biến động từ 16,5% đến 30,5%. Biểu đồ cũng cho thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập có sự biến động không tương ứng với xu hướng của ROE của VCB trong giai đoạn này.

Hình 4.4 Cơ cấu thu nhập của VCB giai đoạn 2009 – 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của VCB)

4.4.7 Giả thuyết về tỷ lệ tăng trưởng GDP

Tương tự như chỉ số thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập COR, chỉ số độ tăng trưởng kinh tế GDP cũng không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình. Tuy nhiên, chỉ số GDP lại có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn và là một trong những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thực tiễn về tác động của nó lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng cao thì sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng; điều này là đúng khi kinh tế tăng trưởng kéo theo nhu cầu tín dụng và nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng tăng, ngân hàng có nguồn thu dồi dào và đa dạng hơn, làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cao

Hình 4.5 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2009-2017

Nhìn vào biểu đồ 4.5 có thể thấy, từ năm 2010 đến năm 2012 kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng với mức 5,52%, điều này ảnh hưởng rõ nét lên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của VCB. Từ năm 2009-2013, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của VCB có phần chậm lại, chỉ đạt trung bình 2,74%. Năm 2014 kinh tế bắt đầu phục hồi, GDP từ năm 2014 đến 2017 luôn tăng trưởng từ 6% trở lên. Điều này đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của VCB thể hiện ở lợi nhuận sau thuế năm 2014 của VCB tăng 5% so với năm 2013, năm 2015 tăng 16, 27% so với năm 2014 và gần đây nhất, lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 32,14% so với năm 2016.

Như vậy, tuy GDP không có ý nghĩa thống kê trong hai mô hình được nghiên cứu nhưng không thể phủ nhận GDP có tác động đến khả năng sinh lời của VCB giai đoạn 2009 – 2017.

4.4.8 Giả thuyết về tỷ lệ lạm phát INF

Cũng như tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát INF không có ý nghĩa thống kê trong hai mô hình được đề xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền suy giảm sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu, đầu tư của cá nhân và tổ chức, từ đó tác động tới hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư của VCB

Hình 4.6 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2009-2017

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2009 đến năm 2017. Qua quan sát có thể thấy từ năm 2009 đến 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao, từ 2011 đến 2015 tỷ lệ lạm phát giảm mạnh và bắt đầu tăng trở lại ở mức thấp vào năm 2016 và 2017. Trong khi đó ROA và ROE của VCB giảm liên tục từ 2009 đến 2013 và tăng dần từ 2014 đến 2017. Như vậy qua nghiên cứu thực tế và qua mô hình định lượng không tìm thấy bằng chứng để kết luận rằng tỷ lệ lạm phát có tác động đến khả năng sinh lời của VCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã tiến hành kiểm định hai mô hình các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của VCB, tương ứng với hai biến phụ thuộc là ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) nhằm đánh giá tác động của 8 nhân tố: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ, khả năng kiểm soát chi phí hoạt động (tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập), mức độ đa dạng hóa thu nhập (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng/tổng thu nhập), tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.

Từ kết quả của hai mô hình hồi quy OLS và mô hình hồi quy Newey cho thấy có ba biến cùng có ý nghĩa thống kê khi đánh giá tác động lên ROA và ROE là quy mô tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và khả năng kiểm soát chi phí hoạt động. Ngoài ra với mô hình biến phụ thuộc là ROA còn tìm thấy biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có ý nghĩa thống kê, với mô hình biến phụ thuộc là ROE, biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cũng có ý nghĩa thống kê. Trong đó LnTA, EA và LA có tác động thuận chiều và LLP, COR có tác động ngược chiều lên các biến phụ thuộc. Trong mô hình biến phụ thuộc ROA thì biến LLP có tác động mạnh nhất, các biến LnTA, EA, COR có mức độ tác động tương đối nhỏ. Trong mô hình biến phụ thuộc ROE , biến có mức độ tác động mạnh nhất cũng là biến LLP. Ngoài ra biến LA cũng có mức độ tác động mạnh trong mô hình này. Hai biến LnTA và COR có mức độ tác động tương đối nhỏ.

CHƯƠNG 5:

ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 5.1 Tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB xác định tầm nhìn phát triển đến năm 2020 là trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Các mục tiêu chiến lược của VCB trong thời gian tới bao gồm:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu

khách hàng và hướng tới khách hàng;

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững;

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ

đông để xây dựng VCB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn nhiều biến động;

- Có chiến lược xây dựng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành đội ngũ

chuyên nghiệp – hiện đại nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống được liên tục, hiệu quả.

Định hướng phát triển mà VCB đề ra bao gồm năm định hướng chính như sau:

- Ngân hàng đạt Top 1 bán lẻ và Top 2 bán buôn: Đạt vị trí Ngân hàng số 1 tại

Việt Nam, trong đó cụ thể: Đạt Top 1 Bán lẻ, Top 2 Bán buôn, giữ vị trí số 1 tại các mảng kinh doanh vốn, ngoại tệ, thẻ, tài trợ thương mại - thanh toán xuất nhập khẩu

- Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt ROE tối thiểu 15%: Có tỷ

suất sinh lời cao nhất trong số các NHTM cổ phần nhà nước và đạt mức tối thiểu 15% vào năm 2020. Nỗ lực tối ưu hóa tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động các khối; Cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả thông qua phân bổ hợp lý nguồn vốn VNĐ/ngoại tệ, tăng trưởng và cân bằng tín

dụng - nguồn vốn hợp lý theo kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.

- Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng: Xây dựng, phát

triển và duy trì đội ngũ nhân sự dẫn đầu về chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới công tác tuyển dụng, duy trì và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường sự hợp tác và năng suất lao động của cán bộ nhân viên.

- Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất: Đi đầu trong việc áp dụng các thông lệ

tiên tiến về quản trị rủi ro. Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng kinh doanh lõi của VCB là hoạt động NHTM trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; Nâng cao năng lực quản trị, điều hành đạt chuẩn mực quốc tế thông qua triển khai các sáng kiến thuộc dự án nâng cao năng lực quản trị

5.2 Các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Thông qua mô hình định lượng, tác giả tìm thấy năm yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của VCB, bao gồm quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và khả năng quản lý chi phí hoạt động. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của VCB trong thời gian tới như sau

5.2.1 Quản trị cơ cấu tài sản có

Theo kết quả thống kê thì tổng tài sản gia tăng giúp nâng cao khả năng sinh lời; bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản có cũng mối tương quan thuận đến ROE. Điều này cho thấy việc gia tăng tổng tài sản cũng như quản lý tốt cơ cấu tài sản thì sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lời. Do đó, giải pháp cần thiết để nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của VCB là phải quản trị tốt cơ cấu tài sản có, cụ thể:

(1) Kiểm soát việc sử dụng tài sản: VCB cần tiến hành rà soát tất cả các khoản

mục sử dụng vốn, xem xét các khoản mục đó đã được sử dụng hợp lý và tối ưu chưa, khoản mục nào cần được cắt giảm thì cần phải thực hiện cứng rắn và kịp thời; tránh việc đầu tư dàn trải, không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi có thể gây tổn thất nặng nề.

(2) Tăng tỷ trọng của tài sản sinh lời trên tổng tài sản, trong đó chủ yếu là tăng dư nợ cho vay đảm bảo mục tiêu sinh lợi và an toàn.

Trong các hoạt động tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thì tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng; tăng trưởng tín dụng góp phần chủ yếu làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng của VCB còn chưa bền vững, tập trung vào các khách hàng lớn, tăng trưởng tín dụng tập trung ở tín dụng trung dài hạn, hệ số sử dụng vốn chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, VCB cần tăng trưởng tín dụng một cách bền vững để gia tăng khả năng sinh lời, trong đó công tác khách hàng là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt; đổi mới mạnh mẽ công tác khách hàng làm nền tảng thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo thông qua các giải pháp cụ thể:

Duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống: Giữ ổn định và từng bước gia

tăng thị phần khách hàng truyền thống. Tối đa hóa giới hạn tín dụng đã phê duyệt, có chính sách quản lý đặc thù đối với nhóm khách hàng mục tiêu.

Phát triển khách hàng mới: Phát triển khách hàng bán buôn một cách chủ

động, phát triển khách hàng mới là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong các ngành hàng/lĩnh vực có triển vọng nhằm xây dựng chương trình phát triển Khách hàng mới để định hướng cho các chi nhánh.

Xây dựng, vận hành chính sách giá/lãi suất/sản phẩm: chính sách giá, lãi

suất đòi hỏi phải có sự linh hoạt cao phù hợp với từng nhóm khách hàng, tiếp cận, chăm sóc khách hàng linh hoạt, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Bán chéo sản phẩm: Chủ động hợp tác với đối tác lớn, khách hàng bán buôn

quan trọng để xây dựng sản phẩm theo chuỗi kinh doanh, chuỗi cung ứng. Tăng cường bán theo gói, bán chéo giữa bán buôn – bán lẻ nhằm mở rộng cơ sở khách hàng và đạt lợi ích tổng thể.

Xây dựng các công cụ quản trị hỗ trợ bán hàng: tập trung quản lý bán theo

mô hình mới, chú trọng vai trò của các phòng giao dịch; đẩy mạnh thi đua bán hàng; tăng cường truyền thông, quảng cáo, chăm sóc khách hàng song song với nâng cao chất lượng dịch vụ.

5.2.2 Quản trị vốn chủ sở hữu

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có mối

tương quan thuận với ROA của VCB; cho thấy việc tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2009-2017 đã giúp nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng. Với một mức vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng nâng cao uy tín, tạo được niềm tin từ khách hàng cũng như dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh làm gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy ban quản trị ngân hàng cần phải có sự tính toán để sử dụng vốn chủ sở hữu cho phù hợp trong từng giai đoạn, xem xét khi nào nên tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, khi nào nên sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh.

5.2.3 Kiếm soát chất lượng tín dụng:

Hoạt động tín dụng luôn có nhiều rủi ro. Khi các rủi ro này xảy ra, ngân hàng sẽ tốn chi phí dự phòng để trích lập cho các khoản nợ quá hạn, thu hồi nợ,… Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ càng cao sẽ làm khả năng sinh lời của ngân hàng càng giảm. Để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng các khoản tín dụng cũng như gia tăng khả năng sinh lời, VCB cần: Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn có nhiều rủi ro. Khi các rủi ro này xảy ra, ngân hàng sẽ tốn chi phí dự phòng để trích lập cho các khoản nợ quá hạn, thu hồi nợ,… Để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng các khoản tín dụng, VCB cần:

Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, hoàn thiện công cụ quản lý rủi ro: chỉ

tiêu đo lường, chương trình quản lý, tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục đầu tư tín dụng, xác định mức tài trợ tối ưu vào mỗi đối tượng khách hàng, mỗi ngành nghề, lĩnh vực, khu vực, vùng

miền để hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần đánh giá tín dụng tốt hơn, nâng cao trình độ thẩm định dự án, thu thập thông tin đầy đủ, đa chiều trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, không mở rộng và hạn chế quan hệ tín dụng với khách hàng yếu kém, giám sát tình trạng của bên đi vay sử dụng vốn vay.

Thực hiện tốt công tác xếp hạng tín dụng nội bộ: xếp hạng tín dụng là một

hóa các đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp. Vì vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro.

Thường xuyên cấu trúc lại danh mục khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình

sản xuất kinh doanh, tài chính, khả năng, uy tín trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Xây dựng danh sách khách hàng mục tiêu…Kiên quyết sàng lọc, cơ cấu lại, chấm dứt quan hệ tín dụng, sớm thu hồi mọi khoản nợ đối với khách hàng yếu kém trước khi khách hàng đổ vỡ, phát sinh nợ xấu.

5.2.4 Kiểm soát chi phí hoạt động:

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của VCB có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của VCB. Vì vậy trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)