Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49 - 50)

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của VCB. Vì nghiên cứu riêng cho một ngân hàng với thời gian từ năm 2009 đến năm 2017 nên dữ liệu chuỗi thời gian là loại dữ liệu phù hợp nhất trong nghiên cứu này.

Trước tiên để có cái nhìn tổng quát các đối tượng nghiên cứu, ta tiến hành thống kê mô tả dữ liệu. Từ bảng thống kê đưa ra các nhận xét tổng quát về các biến trong mô hình.

Đặc điểm của dữ liệu chuỗi thời gian là khi hồi quy một biến của chuỗi thời gian đối với một biến của chuỗi thời gian khác, ta thường thu được giá trị R2 rất cao, mặc dù không hề có mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa chúng. Vấn đề này xuất hiện bởi vì nếu như cả hai chuỗi thời gian được xét đến đều không dừng, thể hiện các xu hướng mạnh (xu hướng tăng hoặc giảm liên tục), thì R2 có giá trị cao là do sự hiện diện của xu hướng này, chứ không phải do mối quan hệ thực của hai chuỗi thời gian đó. Kết quả hồi qui không xác thực có thể xảy ra nếu các chuỗi thời gian không dừng, vì vậy trước tiên cần kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu.

Chuỗi thời gian được gọi là dừng nếu như trung bình và phương sai của nó không thay đổi theo thời gian và giá trị của hiệp phương sai giữa hai thời đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách và độ trễ về thời gian giữa hai thời đoạn chứ không phụ thuộc vào thời điểm mà hiệp phương sai được tính.

Khi chuỗi thời gian không dừng, ta có thể chuyển đổi chuỗi dữ liệu thành một chuỗi dừng bằng cách lấy sai phân. Sai phân chỉ sự khác nhau giữa giá trị hiện tại và giá trị trước đó. Phân tích phương sai nhằm làm cho ổn định giá trị trung bình của chuỗi dữ liệu.

Bước thứ ba là tiến hành phân tích ma trận hệ số tương quan để thấy mối quan hệ ban đầu giữa các biến với nhau. Ngoài sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, một số biến độc lập cũng có tương quan khá chặt với nhau, vì

vậy cần phải thực hiện kiểm định về tính đa cộng tuyến của mô hình.

Tiếp theo tác giả tiến hành hồi quy mô hình bằng phương pháp hồi quy OLS và tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình. Sau khi kiểm định các khuyết tật nếu phát hiện có hiện tượng tự tương quan thì tiến hành hồi quy mô hình lại bằng phương pháp Hồi quy Newey để điều chỉnh sai số chuẩn nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan.

Từ các kết quả hồi quy, thảo luận kết quả nghiên cứu, đưa ra các nhận xét về các yếu tố có ý nghĩa tác động đến khả năng sinh lời của VCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)