Tổng hợp các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 30)

Từ các nghiên cứu nêu trên, để có cái nhìn tổng quát hơn về tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu trước đây đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả đã tổng hợp thành bảng như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu tiêu biểu

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) 15 ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2005 – 2009 ROA Tổng tài sản; Vốn Chủ sở hữu/Tổng tài sản; Cho vay/ Tổng tài sản; Tiền gửi/Tổng tài sản ;GDP;Tỷ lệ lạm phát;Vốn hóa thị trường Tất cả các yếu tố đều có tương quan thuận với ROA, chỉ có yếu tố vốn hóa thị trường có tương quan ngược chiều với ROA

Deger Alper và Adem Anbar (2011) 10 NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2010 ROA và ROE.

Quy mô tổng tài sản, An toàn vốn, Chất lượng tài sản, Thanh khoản, Tiền gửi và Cơ cấu thu nhập, Tăng trưởng GDP thực, Lạm phát và Lãi suất thực.

- ROA tương quan

thuận với quy mô tổng tài sản và chỉ số thu nhập ngoài lãi; tương quan ngược chiều với khoản cho vay của ngân hàng.

- ROE tương quan thuận với quy mô ngân hàng và tương quan ngược chiều với lãi suất thực. Ong Tze San và The Boon Heng (2012) 20 ngân hàng đang hoạt động tại Malaysia trong khoảng ROA, ROE và NIM Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng cho vay, Tỷ lệ

EA, LIQ, SIZE, GDP và Tỷ lệ lạm phát có tương quan thuận với các chỉ số ROA, ROE và NIM. Trong khi đó

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

thời gian từ năm 2003 đến năm 2009

chi phí trên thu nhập, Khả năng

thanh khoản,

Quy mô ngân hàng, Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát hàng năm

LLR, COSR có tương quan ngược với ROA, ROE và NIM Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia từ năm 2002 đến năm 2011

ROA Tổng tài sản; Dư

nợ cho vay trên tổng tài sản; Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản;Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay; thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản; Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập; tốc độ tăng trường GDP và tỷ lệ lạm phát

- Dư nợ cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan thuận với ROA. - Tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập và tỷ lệ lạm phát có tương quan ngược chiều với ROA Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Các ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2007 – ROA và ROE

Tỷ lệ tiền gửi trên tài sản; Quy mô ngân hàng; Quy mô vốn chủ sở

Tiền gửi trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều không đáng kể với ROA và ROE.

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Gull, Toquer Akram 2013 2011 hữu; NIM và nợ xấu; lạm phát; GDP thực và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội IPRG

Vốn chủ sở hữu có tác động mạnh đến ROE nhưng không có tác động đến ROA. Ngoài ra GDP tăng lên có tác dụng tích cực đến ROA và ROE, nhưng lạm phát thì có tác động tích cực không đáng kể vào ROE và tác động tiêu cực mạnh mẽ với ROA Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 ROA và ROE Loại hình ngân hàng, Tỷ lệ chi phí trên doanh thu , Tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay, Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản , Thị phần ngân hàng , Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

- Các yếu tố tương quan ngược chiều với ROA, ROE: chi phí hoạt động/tổng doanh thu, tỷ lệ nợ xấu. - Yếu tố tương quan thuận: tỷ lệ cho vay/tổng tài sản.

Tác giả Dữ liệu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả nghiên cứu

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2013 ROA và ROE Chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập.

- Chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát có tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. - Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tương quan ngược chiều với khả năng sinh lời.

Ngoài ra tác giả còn tổng hợp lại các biến độc lập tác động thuận hay nghịch đến biến phụ thuộc như bảng sau:

Bảng 2.2 Tổng hợp chiều hướng tác động của các biến độc lập trong các nghiên cứu tiêu biểu

Biến độc lập

Hướng tác động

Các nghiên cứu

Quy mô ngân hàng

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Deger Alper và Adem Anbar (2011) Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Biến độc lập

Hướng tác động

Các nghiên cứu

Vốn chủ sở hữu + Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) (đối với ROA)

- Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)(đối

với ROE)

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Khả năng cho

vay

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)

- Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Khả năng huy động vốn

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Quản lý chi phí

hoạt động

- Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Tỷ lệ dự phòng

rủi ro trên tổng cho vay

- Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Biến độc lập Hướng tác động Các nghiên cứu Tỷ lệ thu ngoài lãi/tổng thu nhập

+ Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)

Tỷ lệ tăng

trưởng GDP

+ Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012). Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Tỷ lệ lạm phát + Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

Ong Tze San và The Boon Heng (2012)

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)

- Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012).

Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013

Các công trình nghiên cứu trước đây có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau, tạo ra sự đa dạng về các nhân tố tác động và là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho các công trình nghiên cứu đi sau kế thừa phát huy.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM thường tập trung vào hệ thống các NHTM hay từng khối NHTM, mà không nghiên cứu riêng cho từng ngân hàng cụ thể trong khi tùy thuộc vào năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, chất lượng sản phẩm dịch vụ,…của chính từng ngân hàng sẽ tác động đến khả năng sinh lời.

Vì vậy, trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu theo hướng sử dụng mô hình định lượng để đo lường các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của VCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày tổng quan về lý thuyết ngân hàng thương mại, cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời của NHTM và tổng quan các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM như quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, khả năng cho vay, năng lực quản lý chi phí hoạt động, mức độ đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực.

Tiếp theo đó, tác giả đã đi thống kê các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu trước đây liên quan đến vấn đề các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM. Từ bảng tổng hợp các nghiên cứu để đưa ra cái nhìn tổng quát về chiều hướng tác động của các biến độc lập tác động như thế nào đến biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Tổng quan các nghiên cứu này cũng làm tiền đề để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu ở chương 3.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1963 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc NHTW (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962. Theo quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm lúc bấy giờ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm các hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,…); thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại hối; quản lý ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài; làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước Xã hội Chủ nghĩa (cũ)… Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với NHTW các nước khác, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình phát triển của VCB được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn 1963-1975: Khởi đầu trong đấu tranh- Tự hào trong lịch sử

Thời kỳ đầu từ 1963-1975, VCB với vai trò độc quyền về hoạt động ngân hàng đối ngoại đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà Chính phủ, ngành Ngân hàng giao cho, vừa tham gia trực tiếp vào công tác chi viện tài chính cho chiến trường miền Nam, vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế của hậu phương miền Bắc, thực hiện tốt chức năng là trung tâm thanh toán quốc tế duy nhất ở Việt Nam, đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1976-1990: Tái thiết đất nước- Phát triển nền tảng

ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau năm 1975, VCB tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ. Trong điều kiện bị bao vây cấm vận kinh tế, VCB tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Giai đoạn 1991-2007: Khẳng định vị thế- Hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, VCB chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác. VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành đề án tái cơ cấu (2000-2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Giai đoạn 2007- nay: tiếp tục khẳng định vị thế- hội nhập quốc tế

Năm 2007, VCB tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02 tháng 06 năm 2008, VCB đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Từ đây, VCB bắt đầu có những dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục khi ngân hàng đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả kinh doanh.

3.1.1.2 Mô hình tổ chức

Sau 55 năm hoạt động trên thị trường, VCB hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Tính đến hết năm 2017, bên cạnh trụ sở chính, VCB hiện có 101 Chi nhánh với 397 phòng giao dịch hoạt động tại 53/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 2.105 ngân hàng đại lý tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mô hình tổ chức của VCB bao gồm mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý được trình bày ở Phụ lục 01 và Phụ lục 02

3.1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ

dịch vụ truyền thống dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại dành cho khách hàng, VCB đã xây dựng các loại hình sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng, bao gồm 09 loại hình dịch vụ: dịch vụ tài khoản; dịch vụ thanh toán; dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ cho vay; kinh doanh ngoại tệ; bao thanh toán; ngân hàng điện tử; doanh nghiệp phát hành trái phiếu và sản phẩm liên kết.

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2017 Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2017

Sau 55 năm hình thành và phát triển, VCB hiện là một trong những ngân hàng lớn nhất, uy tín và có hoạt động kinh doanh nổi bật nhất trong thị trường tài chính Việt Nam. VCB là ngân hàng có tổng nguồn vốn đứng thứ 4 trên toàn hệ thống (sau Agribank, BIDV và Vietinbank). Lợi nhuận của VCB tăng trưởng mạnh qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 11,65%/năm và tăng trưởng vượt bậc trong 3 năm trở lại đây. Năm 2017 VCB vượt lên dẫn đầu hệ thống và trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có quy mô lợi nhuận đạt mốc 5 con số với 11.341 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau thuế của VCB năm 2017 đạt 9.111 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2009.

Hình 3.1 Lợi nhuận VCB 2009-2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB giai đoạn 2009-2017)

Năm 2017 cũng là năm đầu tiên lợi nhuận sau thuế VCB đạt mức tăng trưởng lên đến 33% kể từ khi cổ phần hóa.

Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế VCB 2010-2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB giai đoạn 2009-2017)

VCB luôn được các tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các giải thưởng, danh hiệu có giá trị như Thương hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asiamoney bình chọn năm 2017; giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc nhất năm 2017 do Ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng; giải thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)