Giả thuyết về Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60)

Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động thuận chiều với khả năng sinh lời của VCB, phù hợp với giả thuyết ban đầu của tác giả. Theo đó tỷ lệ EA có tương quan thuận chiều với tỷ lệ ROA ở mức ý nghĩa 5% và không tìm thấy ý nghĩa thống kê trong mô hình với biến phụ thuôc là ROE. Với hệ số hồi quy tương đối nhỏ, chỉ 0,0245 thể hiện quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cũng chỉ là một trong những yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của VCB nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Về tình hình thực tế vốn chủ sở hữu tại VCB, tính đến 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của VCB đạt: 54.067 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2009, tăng mạnh vào những năm 2009-2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân 36%, trong đó: năm 2010 tăng vốn điều lệ thêm 9,28%; năm 2011 là 33% thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Giai đoạn 2013- 2017, vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5%. Việc tăng lên về số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cho thấy mức độ an toàn vốn, sự ổn định và lành mạnh của VCB là khá tốt, không phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay. Tuy nhiên ROA của VCB trong thực tế giai đoạn tỷ lệ EA tăng mạnh lại có xu hướng giảm và giai đoạn EA tăng nhẹ thì có xu hướng tăng. Điều này thể hiện EA tuy có tác động đến khả năng sinh lời của VCB nhưng chỉ có mức độ ảnh hưởng nhỏ và khả năng sinh lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như: Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011), Ong Tze San và The Boon Heng (2012), Syafri thuộc khoa Kinh tế-Đại học Tríakti (2012), Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull, Toquer Akram 2013, Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) (đối với ROA). Nghiên cứu này cho rằng một cấu trúc vốn mạnh là rất cần thiết trong nền kinh tế ngày càng phát triển vì nó cung cấp cho ngân hàng

sức mạnh tài chính nếu gặp khủng hoảng kinh tế và làm tăng niềm tin của khách hàng khi thực hiện gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Một minh chứng cụ thể là giai đoạn diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009, trong khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ chống chọi kém với những cú sốc của nền kinh tế thể hiện ở tỷ số ROA giảm mạnh thì VCB với quy mô vốn chủ sở hữu lớn vẫn có khả năng sinh lời đạt ở mức cao và ổn định. Như vậy, rõ ràng quy mô vốn chủ sở hữu lớn đã giúp VCB có được sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn, góp phần ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

4.4.3 Giả thuyết về tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA)

Theo kết quả của mô hình nghiên cứu, biến độc lập LA có ý nghĩa thống kê với ROE ở mức ý nghĩa 1% và không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với biến phụ thuộc là ROA. Mối tương quan giữa LA và ROE là tương quan thuận, phù hợp với giả thuyết đã đặt ra. Với hệ số hồi quy tương đối lớn 0.160 thể hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản cũng chỉ là một trong những yếu tố có mức độ tác động lớn đến khả năng sinh lời của VCB.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman(2011), Syafri (2012), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015).

Tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, tăng trưởng tín dụng góp phần chủ yếu làm tăng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Đối với VCB, tín dụng là hoạt động chủ chốt chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng tài sản. Khi tổng tài sản của ngân hàng tăng lên, nếu phần đóng góp chủ yếu cho sự gia tăng này đến từ những tài sản mang lại khả năng sinh lời cao như tín dụng, đầu tư (có chất lượng tốt) thì lợi nhuận của ngân hàng gia tăng; ngược lại, nếu sự gia tăng tổng tài sản đến từ những tài sản không có khả năng sinh lời như tiền mặt, tài sản cố định…thì không những không tạo thêm thu nhập mà còn phát sinh thêm chi phí quản lý những tài sản này, kéo theo lợi nhuận sụt giảm. Khi tăng cường cho vay, tận dụng tối đa được nguồn lực tài chính của ngân hàng sẽ giúp gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Thực tế nhìn vào xu hướng ROE của VCB so với xu hướng của

tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản của VCB có sự trái ngược nhau. Từ năm 2009 đến năm 2013, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản của VCB luôn tăng, từ 55,43% năm 2009 tăng lên 59,13% năm 2013. Tuy nhiên ROE giai đoạn này của VCB lại có chiều hướng đi xuống. ROE giảm từ 23,61% năm 2009 xuống còn 10,33% năm 2013. Từ năm 2014 đến 2017, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản của VCB tăng dần từ 56,51% lên 60,40% năm 2016 và đột ngột giảm mạnh còn 53,87% năm 2017. Ngược lại, ROE của VCB từ 2014 đến 2017 tăng dần và tăng mạnh nhất vào năm 2017. Như vậy khi quan sát một các định tính, có thể thấy chiều hướng tác động của LA lên ROE của VCB trong giai đoạn 2009 – 2017 là ngược chiều nhau. Tuy nhiên vì ROE còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nên ta không thể nhận xét một cách định tính để đánh giá được. Vậy theo kết quả của mô hình cũng như các phân tích trên, LA tác động mạnh đến ROE và hai biến này có tương quan thuận chiều với nhau.

4.4.4 Giả thuyết về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP)

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan ngược chiều với ROA và ROE ở mức ý nghĩa 1%, phù hợp với giả thuyết đã đặt ra. Có thể thấy, khi nợ xấu trong ngân hàng tăng cao, ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này trực tiếp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Với hai hệ số hồi quy tương đối lớn ở cả hai mô hình, 0,3660 ở mô hình 1 và 5,889 ở mô hình 2, cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ có mức độ tác động rất lớn đến khả năng sinh lời của VCB. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Ong Tze San và The Boon Heng (2012).

Trên thực tế, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được bù đắp từ lợi nhuận, vì vậy việc LLP tác động ngược chiều đến ROA và ROE là hoàn toàn hợp lý. Tình hình thực tế tại VCB có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tương đối cao. Biểu đồ 4.2 cho thấy lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận sau dự phòng rủi ro tín dụng của VCB có sự cách biệt nhiều là do VCB trích lập dự phòng rất lớn. Chi phí trích lập dự phòng ba năm trở lại đây có giá trị lớn tương đương

mức lợi nhuận sau thuế của ngân hàng.

Hình 4.2 Lợi nhuận trước và sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của VCB giai đoạn 2009 -2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của VCB)

Từ năm 2009 đến năm 2017, sự biến động thực tế của ROA và ROE cũng tỷ lệ nghịch với LLP đúng như kết quả của mô hình. Hình 4.3 cho thấy rõ ràng rằng khi LLP tăng thì ROA giảm và ngược lại, khi LLP giảm thì ROA tăng.

.

Hình 4.3 Tỷ lệ ROA và LLP của VCB giai đoạn 2009 – 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của VCB)

VCB có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của VCB trong giai đoạn 2009 – 2017 với mức độ tác động rất lớn.

4.4.5 Giả thuyết về khả năng quản lý chi phí hoạt động (COR)

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có tương quan ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa 1% và ROE ở mức ý nghĩa 5%, hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đã đưa ra. Hệ số hồi quy của biến này ở hai mô hình lần lượt là 0,0062 và 0,115 cho thấy mức độ tác động của khả năng quản lý chi phí hoạt động đến khả năng sinh lời của VCB tương đối thấp. Mối tương quan này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của VCB càng tăng, mà đặc biệt là càng tăng nhanh hơn mức độ tăng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu thì khả năng sinh lời càng giảm và ngược lại, chi phí hoạt động càng giảm thì khả năng sinh lời càng tăng.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước đây như: Ong Tze San và The Boon Heng (2012), Syafri (2012), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015).

Kết quả nghiên cứu từ mô hình cũng đã phản ánh đúng thực trạng tại VCB. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập của VCB trong giai đoạn 2009-2017 không có quá nhiều biến động, khá ổn định, trung bình là 39,43% cho thấy ngân hàng đã quản lý khá tốt chi phí hoạt động của mình. Tuy nhiên số liệu thực tế cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập giai đoạn 2009 - 2017 có xu hướng tăng lên, ngược lại với xu hướng giảm dần của ROA, ROE. Vì vậy muốn gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng, cụ thể là VCB, việc giảm tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập là rất cần thiết.

4.4.6 Giả thuyết về mức độ đa dạng hóa thu nhập (DIV)

Tỷ lệ tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập chưa tìm thấy được ý nghĩa thống kê trong mô hình nhiên cứu. Thực trạng tỷ lệ này tại VCB cũng tương đối phức tạp. Quan sát biểu đồ 4.4 cơ cấu thu nhập của VCB giai đoạn 2009 – 2017 có thể thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập của VCB trong giai đoạn 2009- 2017 có nhiều biến động từ 16,5% đến 30,5%. Biểu đồ cũng cho thấy mức độ đa dạng hóa thu nhập có sự biến động không tương ứng với xu hướng của ROE của VCB trong giai đoạn này.

Hình 4.4 Cơ cấu thu nhập của VCB giai đoạn 2009 – 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của VCB)

4.4.7 Giả thuyết về tỷ lệ tăng trưởng GDP

Tương tự như chỉ số thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập COR, chỉ số độ tăng trưởng kinh tế GDP cũng không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình. Tuy nhiên, chỉ số GDP lại có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn và là một trong những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thực tiễn về tác động của nó lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng cao thì sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng; điều này là đúng khi kinh tế tăng trưởng kéo theo nhu cầu tín dụng và nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng tăng, ngân hàng có nguồn thu dồi dào và đa dạng hơn, làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cao

Hình 4.5 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2009-2017

Nhìn vào biểu đồ 4.5 có thể thấy, từ năm 2010 đến năm 2012 kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng với mức 5,52%, điều này ảnh hưởng rõ nét lên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của VCB. Từ năm 2009-2013, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của VCB có phần chậm lại, chỉ đạt trung bình 2,74%. Năm 2014 kinh tế bắt đầu phục hồi, GDP từ năm 2014 đến 2017 luôn tăng trưởng từ 6% trở lên. Điều này đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của VCB thể hiện ở lợi nhuận sau thuế năm 2014 của VCB tăng 5% so với năm 2013, năm 2015 tăng 16, 27% so với năm 2014 và gần đây nhất, lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 32,14% so với năm 2016.

Như vậy, tuy GDP không có ý nghĩa thống kê trong hai mô hình được nghiên cứu nhưng không thể phủ nhận GDP có tác động đến khả năng sinh lời của VCB giai đoạn 2009 – 2017.

4.4.8 Giả thuyết về tỷ lệ lạm phát INF

Cũng như tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát INF không có ý nghĩa thống kê trong hai mô hình được đề xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền suy giảm sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu, đầu tư của cá nhân và tổ chức, từ đó tác động tới hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư của VCB

Hình 4.6 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2009-2017

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2009 đến năm 2017. Qua quan sát có thể thấy từ năm 2009 đến 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao, từ 2011 đến 2015 tỷ lệ lạm phát giảm mạnh và bắt đầu tăng trở lại ở mức thấp vào năm 2016 và 2017. Trong khi đó ROA và ROE của VCB giảm liên tục từ 2009 đến 2013 và tăng dần từ 2014 đến 2017. Như vậy qua nghiên cứu thực tế và qua mô hình định lượng không tìm thấy bằng chứng để kết luận rằng tỷ lệ lạm phát có tác động đến khả năng sinh lời của VCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã tiến hành kiểm định hai mô hình các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của VCB, tương ứng với hai biến phụ thuộc là ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) nhằm đánh giá tác động của 8 nhân tố: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ, khả năng kiểm soát chi phí hoạt động (tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập), mức độ đa dạng hóa thu nhập (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng/tổng thu nhập), tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.

Từ kết quả của hai mô hình hồi quy OLS và mô hình hồi quy Newey cho thấy có ba biến cùng có ý nghĩa thống kê khi đánh giá tác động lên ROA và ROE là quy mô tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và khả năng kiểm soát chi phí hoạt động. Ngoài ra với mô hình biến phụ thuộc là ROA còn tìm thấy biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có ý nghĩa thống kê, với mô hình biến phụ thuộc là ROE, biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cũng có ý nghĩa thống kê. Trong đó LnTA, EA và LA có tác động thuận chiều và LLP, COR có tác động ngược chiều lên các biến phụ thuộc. Trong mô hình biến phụ thuộc ROA thì biến LLP có tác động mạnh nhất, các biến LnTA, EA, COR có mức độ tác động tương đối nhỏ. Trong mô hình biến phụ thuộc ROE , biến có mức độ tác động mạnh nhất cũng là biến LLP. Ngoài ra biến LA cũng có mức độ tác động mạnh trong mô hình này. Hai biến LnTA và COR có mức độ tác động tương đối nhỏ.

CHƯƠNG 5:

ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 5.1 Tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB xác định tầm nhìn phát triển đến năm 2020 là trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Các mục tiêu chiến lược của VCB trong thời gian tới bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)