8. Kết cấu luận văn:
1.3.1.3. Chi nhánh Ngân hàng ANZ (Australia)
Ngân hàng được thành lập từ năm 1930 và có trụ sở tại Melbourne, ANZ là ngân hàng lớn nhất của Úc và là một trong 50 ngân hàng hàng đầu thế giới hiện nay. ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. ANZ đã chú ý triển khai một hệ thống các dịch vụ rất đa dạng cho khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
- Về công nghệ: Với hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới cho phép ANZ triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, các giao dịch được thực hiện tự động đã tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động, đồng thời tạo tính chuyên nghiệp trong cách phục vụ khách hàng.
- Chính sách tín dụng: Thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn sơ với các ngân hàng quốc tế và nội địa.
- Dịch vụ cho các khách hàng cá nhân: Ngân hàng bán lẻ, ngân hàng phục vụ khách hàng theo từng địa phương, dịch vụ thế chấp trên lãnh thổ Australia, tài chính tiêu dùng (thẻ tín dụng, cho vay cá nhân), các dịch vụ ngân hàng (giao dịch, tiết kiệm), đầu tư, bảo hiểm.
Với mạng lưới toàn cầu của ANZ, khách hàng có thể tiếp cận với các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực cụ thể như: Đánh giá rủi ro, dịch vụ tài chính và các giải pháp về vốn lưu động, để được nhận tư vấn hữu ích về các giải pháp tài chính ngân hàng thông qua tổng đài miễn phí 24/7. Bên cạnh đó, hệ thống ATM thuận tiện và dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng được ANZ quan tâm, được thiết kế thuận tiện cho người sử dụng nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hữu ích nhất
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Agribank Ninh Thuận
Từ những kinh nghiệm được chắt lọc từ thị trường thế giới của các NHTM nước ngoài đã áp dụng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, có thể rút ra một số bài học cho Agribank Ninh Thuận về mở rộng cho vay KHCN trong thời gian tới:
- Một là, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại.
- Hai là, tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân.
- Ba là, nghiên cứu nhu cầu, xếp hạng khách hàng để cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp.
- Bốn là, xây dựng thương hiệu của ngân hàng, nhằm mục đích thu hút khách hàng.
- Năm là, đầu tư để xây dựng mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới các chi nhánh để có thể thu hút được nhiều khách hàng cũng như tăng dư nợ.
- Sáu là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
- Bảy là, phát triển công nghệ hiện đại, bởi công nghệ hiện đại góp phần tạo nên sự thuận tiện, nhanh chóng và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng, với công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng có thể thẩm
định khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất có thể, giúp rút ngắn thời gian quy trình của một khoản vay, từ đó tiết kiệm được chi phí, quản lý khách hàng tốt hơn và tăng số lượng giải quyết các khoản vay, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạt động cho vay KHCN là hoạt động truyền thống có lịch sử từ lâu đời và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Trong nội dung của Chương 1, luận văn đã tập trung hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản như: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay KHCN của NHTM thông qua khái niệm, đặc điểm cho vay KHCN, các tiêu chí cơ bản đánh giá mở rộng cho vay KHCN và những nhân tố tác động đến hoạt động này tại NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
Các nghiên cứu lý luận là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích thực trạng mở rộng cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh trong Chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM-CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN
2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh tại Agribank Ninh Thuận Agribank Ninh Thuận
2.1.1 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Agribank Ninh Thuận
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Ninh Thuận
Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận được thành lập theo Quyết định số 17/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1992, tách ra từ Agribank tỉnh Thuận Hải cũ. Trụ sở chính của Agribank Ninh Thuận đặt tại số 540-544 đường Thống Nhất, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của Agribank Ninh Thuận qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1992- 2010: Trong những năm đầu tái lập tỉnh, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Chi nhánh đã chuyển hướng hoạt động vào cho vay tư nhân, kinh tế hộ là chủ yếu. Sau đó mô hình cho vay lưu động, thu nợ lưu động được chú trọng hơn. Công tác huy động vốn Chi nhánh đã có nhiều sản phẩm huy động mới, kết hợp với những hình thức khuyến mãi hấp dẫn bắt đầu được tung ra thị trường.
Giai đoạn 2011 - 2018: Qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, đến nay mạng lưới hoạt động có 09 chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc Agribank Ninh Thuận trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh, với 212 cán bộ nhân viên (trong đó 87 cán bộ tín dụng, 90 người làm công tác kế toán, số còn lại làm các bộ phận khác); Với tỷ trọng 81%/tổng dư nợ là cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, có thể
nói nông nghiệp, nông thôn đang là thị trường truyền thống và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Ninh Thuận.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay bộ máy tại Hội sở chính của Agribank Ninh Thuận gồm Ban Giám đốc và 6 phòng nghiệp vụ: Phòng Tín dụng, phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng tổng hợp, phòng Dịch vụ - Markeing, phòng Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, phòng Kế hoạch nguồn vốn và 01 phòng giao dịch trực thuộc (Hình 2.1).
Hình 2.1: Cơ cấu, tổ chức Agribank Ninh Thuận
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Ninh Thuận)
Phòng Tín dụng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Tổng hợp Phòng Dịch vụ Marketing Phòng Kiểm tra KSNB Chi nhánh loại II Phòng giao dịch Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Tổng hợp BAN GIÁM ĐỐC
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018 giai đoạn 2016-2018
Tình hình kinh tế trong nước giai đoạn 2016 – 2018 tiếp tục phục hồi và chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu, lạm phát được kiểm soát. Agribank Ninh Thuận đã lựa chọn các mục tiêu, giải pháp kinh doanh phù hợp, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh kiên quyết, gắn với tình hình thực tế tại từng đơn vị trực thuộc, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm khơi tăng nguồn vốn, đẩy mạnh đầu tư tín dụng, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, phát triển dịch vụ.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Theo Bảng 2.1 cho thấy trong năm 2018, huy động vốn của Chi nhánh đạt 3.388 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 17,1% so với năm 2017, đạt 96,7% kế hoạch năm 2018. Việc giữ vững và phát triển thị phần nguồn huy động trong tình hình hiện nay là rất khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan: Cơ chế lãi suất, nhận thức cán bộ nhân viên, thị trường bất động sản ….
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Ninh Thuận
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Nguồn huy động phân theo
thành phần kinh tế 2.710 2.893 3.388 183 6,75 495 17,1
Dân cư 2.089 2.451 2.830 362 17,8 379 15,5
Tổ chức kinh tế 621 442 558 -179 -33,7 116 26,2
Nguồn huy động phân theo kỳ
hạn tiền gửi 2.703 2.893 3.388 190 7,0 495 17,1
Tiền gửi không kỳ hạn 459 520 605 61 13,3 85 16,3
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.078 1.259 1.315 181 16,8 56 4,4
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
đến dưới 24 tháng 1.085 1.095 1.458 10 0,9 363 33,2
Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng 81 19 10 -62 -76,5 -9 -47,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)
2.1.2.2 . Hoạt động cho vay
Bảng 2.2 cho thấy quy mô dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm mặc dù gặp phải những khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua. Tổng dư nợ cho vay thì cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao và ổn định, bình quân trong 03 năm (2016-2018) chiếm tỷ trọng 57,6% so với tổng dư nợ.
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Agribank Ninh Thuận
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/ 2016 So sánh 2018/ 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tốc độ tăng, giảm (%) Số tuyệt đối Tốc độ tăng, giảm (%) Tổng dƣ nợ 4.318 100,0 5.150 100,0 5.764 100,0 832 19,3 614 11,9 Ngắn hạn 1.979 45,8 2.150 41,7 2.334 40,5 171 8,6 184 8,6 Trung, dài hạn 2.339 54,2 3.000 58,3 3.430 59,5 661 28,3 430 14,3 Nợ xấu 46,6 44,9 48,8 (1,7) -3,6 3,9 8,7 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,08% 0,87% 0,85% Tổng dư nợ các NHTM trên địa bàn 14.809 17.767 20.794 2.958 20,0 2.878 17,0 Thị phần của Agribank Ninh Thuận 29,16% 28,99% 27,72%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận và NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)
2.1.2.3 . Hoạt động dịch vụ khác
Bảng 2.3 cho thấy cơ cấu nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ thanh toán trong nước và thu từ dịch vụ thẻ, E-banking. Đến năm 2018, tổng thu dịch vụ đạt 15,6 tỷ đồng, tăng 17,3% so với 2017, đạt 79,2% kế hoạch năm Trung ương giao (19,7 tỷ đồng), đánh dấu sự lớn mạnh về các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng mà chất lượng dịch vụ ngày càng được chú trọng.
Bảng 2.3: Thu nhập từ dịch vụ của Agribank Ninh Thuận
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng thu phí dịch vụ, Trong đó: 11,5 100,0 13,3 100,0 15,6 100,0 Thu từ dịch vụ thanh toán trong
nước 5,0 43,5 6,4 48,1 6,6 42,3 Thu từ dịch vụ thanh toán quốc
tế, kiều hối 1,7 14,8 0,9 6,8 1,8 11,5 Thu từ dịch vụ thẻ, E-banking 3,0 26,1 3,7 27,8 4,3 27,6 Thu từ dịch vụ đại lý ủy thác 1,5 13,0 1,9 14,3 2,4 15,4 Thu từ dịch vụ ngân quỹ và khác 0,3 2,6 0,4 3,0 0,5 3,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)
2.1.2.4 . Về lợi nhuận kinh doanh
Bảng 2.4 cho thấy tình hình thu nhập tài chính của Agribank Ninh Thuận tăng qua các năm, chủ yếu do quy mô dư nợ tăng trưởng khá cao và chất lượng tín dụng được kiểm soát tương đối tốt trong năm 2018, xử lý thu hồi nợ tích cực và kết quả kinh doanh của tất cả các Chi nhánh trực thuộc tương đối đồng đều góp phần vào sự tăng trưởng lợi nhuận của Agribank Ninh Thuận.
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Agribank Ninh Thuận
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 2016 2017 2018 Mức tăng, giảm % Tăng, giảm Mức tăng, giảm % Tăng, giảm Tổng thu nhập 468 589 662 121 25,9 73 12,4 Tổng chi phí 407 493 564 86 21,1 71 14,4
Chênh lệch thu chi 61 96 98 35 57,4 2 2,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)
2.2 Thực trạng về mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận
2.2.1 Thực tế về cơ cấu tổ chức liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận
Các Chi nhánh NHTM đều tuân theo cách thức tổ chức vay theo quy định của Hội sở chính và được điều chỉnh linh hoạt, Agribank Ninh Thuận cũng không ngoại lệ. Hàng năm, Hội sở chính giao chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay đến Agribank Ninh Thuận theo kế hoạch đã đề ra, trong đó có chỉ tiêu cho vay KHCN. Từng chỉ tiêu sẽ được Ban Giám đốc họp và giao về cho Lãnh đạo của Hội sở chính, các Chi nhánh loại 2, Phòng giao dịch trực thuộc. Giám đốc các Chi nhánh trực thuộc và Trưởng phòng liên quan sẽ tiến hành phân bổ cho mỗi nhân viên phụ trách để hoàn thành chỉ tiêu được giao và sẽ có đánh giá, nhận xét hàng tháng, quý làm căn cứ để tính mức lương kinh doanh mà mỗi cán bộ tín dụng sẽ được hưởng phù hợp với năng lực và sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Mảng cho vay KHCN được giao cho 01 Phó giám đốc Chi nhánh tỉnh phụ trách trực tiếp và điều hành.
- Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh trong thời gian qua như sau:
Bảng 2.5: Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2018
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dư nợ cho vay KHCN (Tỷ
đồng) 3.127 3.949 4.529
Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN (%)
<2 <2 <2
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn
cho vay KHCN (%) 53,0% 59,1% 61,0%
Thị phần cho vay KHCN (%)
33,79 34,79 33,66
Nhìn chung các chỉ tiêu cho vay KHCN của Chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2018 phù hợp với mục tiêu tổng quát của Chi nhánh, Agribank Ninh Thuận tiếp tục phát huy thế mạnh về quy mô dư nợ, thị phần cho vay KHCN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhưng đồng thời ngân hàng luôn quan tâm đến mục tiêu kiểm soát rủi ro với mức nợ xấu dưới 2% so với dư nợ. Thực tế Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan như: Đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch dư nợ cho vay KHCN do Hội sở chính giao, nợ xấu qua các năm đạt yêu cầu tốt so với kế hoạch năm do Hội sở giao không vượt quá 2%. Hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh có sự dịch chuyển mạnh về cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng tăng đối tượng đầu tư trung, dài hạn phù hợp với chu kỳ thu hồi vốn của phương án, dự án sản xuất kinh doanh và cải thiện lãi suất đầu ra. Cơ cấu dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với KHCN đã có sự tăng lên đáng kể từ năm 2016 với tỷ trọng 53% đến năm 2018 đã lên 61% trong tổng dư nợ cho vay KHCN.
- Một số hoạt động cơ bản Agribank Ninh Thuận đã triển khai để đạt được các chỉ tiêu về cho vay KHCN trong thời gian qua:
Đã chú trọng triển khai việc xây dựng kế hoạch một cách chi tiết và triển khai sớm ngay từ đầu năm. Công tác điều hành, quản lý chỉ tiêu kế hoạch được theo dõi thường xuyên, phân tích đánh giá hàng tháng và có giải pháp kịp thời, phù hợp với