Về lợi nhuận kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 45)

8. Kết cấu luận văn:

2.1.2.4. Về lợi nhuận kinh doanh

Bảng 2.4 cho thấy tình hình thu nhập tài chính của Agribank Ninh Thuận tăng qua các năm, chủ yếu do quy mô dư nợ tăng trưởng khá cao và chất lượng tín dụng được kiểm soát tương đối tốt trong năm 2018, xử lý thu hồi nợ tích cực và kết quả kinh doanh của tất cả các Chi nhánh trực thuộc tương đối đồng đều góp phần vào sự tăng trưởng lợi nhuận của Agribank Ninh Thuận.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Agribank Ninh Thuận

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 2016 2017 2018 Mức tăng, giảm % Tăng, giảm Mức tăng, giảm % Tăng, giảm Tổng thu nhập 468 589 662 121 25,9 73 12,4 Tổng chi phí 407 493 564 86 21,1 71 14,4

Chênh lệch thu chi 61 96 98 35 57,4 2 2,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)

2.2 Thực trạng về mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận

2.2.1 Thực tế về cơ cấu tổ chức liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận

Các Chi nhánh NHTM đều tuân theo cách thức tổ chức vay theo quy định của Hội sở chính và được điều chỉnh linh hoạt, Agribank Ninh Thuận cũng không ngoại lệ. Hàng năm, Hội sở chính giao chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay đến Agribank Ninh Thuận theo kế hoạch đã đề ra, trong đó có chỉ tiêu cho vay KHCN. Từng chỉ tiêu sẽ được Ban Giám đốc họp và giao về cho Lãnh đạo của Hội sở chính, các Chi nhánh loại 2, Phòng giao dịch trực thuộc. Giám đốc các Chi nhánh trực thuộc và Trưởng phòng liên quan sẽ tiến hành phân bổ cho mỗi nhân viên phụ trách để hoàn thành chỉ tiêu được giao và sẽ có đánh giá, nhận xét hàng tháng, quý làm căn cứ để tính mức lương kinh doanh mà mỗi cán bộ tín dụng sẽ được hưởng phù hợp với năng lực và sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Mảng cho vay KHCN được giao cho 01 Phó giám đốc Chi nhánh tỉnh phụ trách trực tiếp và điều hành.

- Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.5: Những chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2018

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dư nợ cho vay KHCN (Tỷ

đồng) 3.127 3.949 4.529

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN (%)

<2 <2 <2

Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn

cho vay KHCN (%) 53,0% 59,1% 61,0%

Thị phần cho vay KHCN (%)

33,79 34,79 33,66

Nhìn chung các chỉ tiêu cho vay KHCN của Chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2018 phù hợp với mục tiêu tổng quát của Chi nhánh, Agribank Ninh Thuận tiếp tục phát huy thế mạnh về quy mô dư nợ, thị phần cho vay KHCN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhưng đồng thời ngân hàng luôn quan tâm đến mục tiêu kiểm soát rủi ro với mức nợ xấu dưới 2% so với dư nợ. Thực tế Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan như: Đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch dư nợ cho vay KHCN do Hội sở chính giao, nợ xấu qua các năm đạt yêu cầu tốt so với kế hoạch năm do Hội sở giao không vượt quá 2%. Hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh có sự dịch chuyển mạnh về cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng tăng đối tượng đầu tư trung, dài hạn phù hợp với chu kỳ thu hồi vốn của phương án, dự án sản xuất kinh doanh và cải thiện lãi suất đầu ra. Cơ cấu dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với KHCN đã có sự tăng lên đáng kể từ năm 2016 với tỷ trọng 53% đến năm 2018 đã lên 61% trong tổng dư nợ cho vay KHCN.

- Một số hoạt động cơ bản Agribank Ninh Thuận đã triển khai để đạt được các chỉ tiêu về cho vay KHCN trong thời gian qua:

Đã chú trọng triển khai việc xây dựng kế hoạch một cách chi tiết và triển khai sớm ngay từ đầu năm. Công tác điều hành, quản lý chỉ tiêu kế hoạch được theo dõi thường xuyên, phân tích đánh giá hàng tháng và có giải pháp kịp thời, phù hợp với tinh thần luôn phấn đấu quyết tâm cao nhằm đạt và vượt kế hoạch được giao.

Các biện pháp thu hút khách hàng, gia tăng dư nợ đã triển khai như: Xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị và chăm sóc khách hàng, thực hiện cơ chế ưu đãi lãi suất KHCN. Phân công cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị khách hàng tại các địa bàn do mình quản lý, có kế hoạch tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của KHCN để tư vấn cho vay với những sản phẩm phù hợp. Giao chỉ tiêu cụ thể về dư nợ cho vay KHCN, số lượng khách hàng mới đến từng phòng, từng nhân viên và có cơ chế thưởng phạt hàng quý từ đó đã có tác dụng phát huy nội lực góp phần vào kết quả kinh doanh.

KHCN theo định hướng của Hội sở như cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân, cho vay các dự án theo chỉ định của Chính Phủ, cho vay sản xuất kinh doanh cây nho, măng tây, hành, tỏi, cho vay tiêu dùng ở nông thôn, ... và có chiến lược triển khai những sản phẩm dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân như nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ, ATM, Mobile banking...và quan tâm phát triển các dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay (cũ và mới). Đã tích cực triển khai và đạt kết quả một số chương trình công tác lớn, trọng tâm qua các năm như: Chương trình Tiết kiệm dự thưởng, Hội nghị tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Agribank và nhân dịp cuối năm; Mở cửa giao dịch thêm vào sáng thứ 7 hàng tuần để tạo thuận lợi cho khách hàng; ...

2.2.2 . Thực tế về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận

2.2.2.1 . Mạng lƣới hoạt động của Agribank Ninh Thuận trên địa bàn tỉnh

Bảng 2.6: Mạng lƣới của Agribank Ninh Thuận và các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh

Chỉ tiêu

Agribank Ninh Thuận Hệ thống NHTM khác trên

địa bàn Ninh Thuận Tổng Cộng Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Chi nhánh loại 1 01 10 09 90 10

Chi nhánh loại 2 07 100 0 0 07 Phòng giao dịch 01 5,88 16 94,12 17

Tổng cộng 09 26,47 25 73,53 34

Đến thời điểm 31/12/2018, Agribank Ninh Thuận là ngân hàng có hệ thống mạng lưới lớn nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với 09 điểm giao dịch chiếm 26,47% tổng số điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh, bao gồm chi nhánh loại 1 (Hội sở chính), chi nhánh loại 2 chiếm 100% tổng số chi nhánh loại 2 của toàn hệ thống NHTM trên địa bàn được phân bổ rộng khắp 07 huyện và Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm (Bảng 2.6).

2.2.2.2 . Quy mô số lƣợng khách hàng cá nhân

Hình 2.2 cho thấy hoạt động tín dụng tăng trưởng không đồng đều ở các thành phần kinh tế, chủ yếu tập trung tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân. Chi nhánh gặp khó khăn về tiếp cận hồ sơ vay vốn, nhất là yếu tố pháp lý khi cho vay pháp nhân. Về tổng thể thì tổng số khách hàng tại Agribank Ninh Thuận tăng nhẹ qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 925 khách hàng so với năm 2016, đến cuối năm 2018 tăng 1.068 khách hàng so với năm 2017. Điều này thể hiện Agribank Ninh Thuận đang chú trọng đến khâu tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, nhằm gia tăng số lượng khách hàng vay vốn cá nhân.

Bên cạnh đó, với ưu thế là ngân hàng được thành lập sớm nhất, có mạng lưới rộng và nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận góp phần đáng kể vào việc rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng nhất là những hộ nông dân vùng sâu vùng xa của tỉnh Ninh Thuận nên thời gian qua đã khai thác được một số lượng lớn KHCN vay vốn tại ngân hàng.

Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi Agribank Ninh Thuận phải phát huy hết thế mạnh của mình để đảm bảo vẫn giữ được lượng khách hàng cũ, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới đảm bảo chất lượng để luôn dẫn đầu thị phần cho vay KHCN.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng cá nhân

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)

2.2.2.3. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.7 cho thấy dư nợ cho vay KHCN tại Agribank Ninh Thuận chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ cho vay KHCN các NHTM trên địa bàn tỉnh, cụ thể năm 2016 chiếm 41,3%, năm 2017 chiếm 40,78% và năm 2018 chiếm 39,97%. Và có sự tăng trưởng so với năm trước (năm 2017 tăng 822 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 580 tỷ đồng so với năm 2017). Để đạt được kết quả này Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực, đã có sự chú trọng quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh từ đó kịp thời đánh giá những biến động thay đổi về thị trường cho vay KHCN để có biện pháp mở rộng khách hàng phù hợp, triển khai tuyên truyền đến người dân về những chính sách, chương trình ưu đãi về cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, những sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu, ... Khai thác thế mạnh về sự đa dạng của những sản phẩm nông nghiệp nông thôn để đi sâu vào hộ dân nhằm mở rộng hoạt động này tại Chi nhánh. - 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 30000.0 35000.0 40000.0 45000.0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 323.0 331.0 315.0 40620.0 41537.0 42621.0 Số lượng khách hàng pháp nhân Số lượng KHCN

Bảng 2.7: Tốc độ tăng, giảm dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ninh Thuận

Đvt: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tốc độ tăng, giảm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Tổng dƣ nợ cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh 7.571 100 9.684 100 11.332 100 27,91% 17,02% Trong đó: Agribank Ninh Thuận 3.127 41,30 3.949 40,78 4.529 39,97 26,29% 14,69% Ngắn hạn 1.471 47,04 1.616 40,92 1.768 39,04 9,86% 9,41% Trung, dài hạn 1.656 52,96 2.333 59,08 2.761 60,96 40,88% 18,35% Tại 9 NHTM còn lại 4.444 58,70 5.735 59,22 6.803 60,03 29,05% 18,62%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận và NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)

Cũng theo Bảng 2.7 cho thấy dư nợ trung, dài hạn cho vay KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, trung bình 57,67% tổng dư nợ cho vay KHCN. Thông thường các loại cây nông nghiệp này phải hơn một năm mới thu hoạch nên nhu cầu vốn trung, dài hạn là phù hợp. Tập trung ở đối tượng KHCN với mục đích đầu tư trang trại, chăn nuôi, nhà kho và khách hàng vay phục vụ tiêu dùng như du học, mua nhà, xây sửa nhà, mua trang thiết bị gia đình...

2.2.2.4. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân

Những năm qua, Agribank Ninh Thuận luôn dẫn đầu về thị phần dư nợ cho vay KHCN so với các NHTM trên địa bàn tỉnh nhưng gần đây tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN Agribank Ninh Thuận trên tổng dư nợ cho vay KHCN trên địa bàn tỉnh

có xu hướng giảm dần so với các năm trước thể hiện qua Hình 2.3, năm 2016 là 41,3%, năm 2017 giảm 0,6%, năm 2018 tiếp tục giảm 0,8%.

Nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh gay gắt của các NHTM hiện nay làm chia sẻ thị phần cụ thể năm 2018, thành lập Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải, thành lập thêm 07 phòng giao dịch, trong đó gồm Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng TMCP Á Châu và 03 phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Các Ngân hàng thương mại cổ phần đang định hướng kinh doanh về khu vực nông thôn, nơi Agribank đang có thị phần lớn và chi phối, bằng cách mở rộng các phòng Giao dịch về các huyện, nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, quyết liệt; xu hướng lãi suất huy động, cho vay ngày càng đa dạng, linh hoạt tăng, giảm theo yếu tố thị trường và mục tiêu kinh doanh... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Chi nhánh. Các công ty tài chính đã xâm nhập sâu vào hoạt động tín dụng tiêu dùng, đặc biệt tại địa bàn nông thôn, gây khó khăn cho việc quản lý chất lượng tín dụng do chuyển nhóm nợ theo CIC.

Hình 2.3. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Ninh Thuận so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận và NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)

2.2.2.5. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân thực tế so với kế hoạch

Hình 2.4 cho thấy dư nợ cho vay KHCN của Agribank Ninh Thuận trong những năm gần đây đều đạt và vượt kế hoạch được giao, trong đó năm 2018 đã vượt kế hoạch cao nhất trong 3 năm là 6%, nguyên nhân là do lãi suất cho vay phù hợp và có điều chỉnh tại địa bàn cạnh tranh so với các Chi nhánh NHTM trên địa bàn, khai thác tiềm năng mở rộng cho vay KHCN còn lớn đặc biệt là khu vực nông

Agribank Ninh Thuận 41,3% BIDV Ninh Thuận 21,1% Vietinbank Ninh Thuận 7,8% VCB Ninh Thuận 5,0% Sacombank Ninh Thuận 10,5% 05 NHTM khác 14,3% Năm 2016 Agribank Ninh Thuận 40,7% BIDV Ninh Thuận 18,8% Vietinban k Ninh thuận 7,8% VCB Ninh Thuận 4,9% Sacombank Ninh Thuận 9,8% 05 NHTM khác 18,0% Năm 2017 Agribank Ninh Thuận 39,9% BIDV Ninh Thuận 17,7% Vietinbank Ninh Thuận 9,3% VCB Ninh Thuận 6,0% Sacombank Ninh Thuận 8,9% 05 NHTM khác 18,2% Năm 2018

nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó, có nhiều chương trình cho vay trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ ưu đãi phát triển tín dụng như cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cho vay các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, . . .

Hình 2.4: Dƣ nợ thực tế cho vay khách hàng cá nhân so với kế hoạch tại Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Phòng Tín dụng và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2018)

2.2.2.6 Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích vay, sản phẩm

Bảng 2.8 cho thấy mục đích vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh qua các năm, bình quân chiếm 76,84% tổng dư nợ cho vay KHCN. Với sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất kinh doanh như hộ sản xuất kinh doanh ở thành phố đa phần hoạt động kinh doanh thương mại, hộ sản xuất ở nông thôn thì ngành nghề sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp và đặc biệt là hộ sản xuất cây măng tây, nho, táo. Trong những năm qua đặc biệt là năm 2018, Chi nhánh Ninh Thuận luôn bám sát chỉ đạo của Hội sở kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho tam nông, ưu tiên đầu tư cho “tam

3257.0 3760.0 4269.0 3127.0 3949.0 4529.0 .0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 4000.0 4500.0 5000.0

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ cho vay KHCN theo kế hoạch Dư nợ cho vay KHCN thực tế

nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, cũng như những chủ trương của Nhà nước như Nghị định 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)