8. Kết cấu luận văn:
3.2.2.1. Quảng bá, tiếp thị và truyền thông
Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ đối với chính cán bộ trong toàn hệ thống, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên Agribank là kênh tiếp thị quảng bá sản phẩm dịch vụ hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Khai thác, tận dụng tốt cơ sở vật chất của hệ thống như: Trụ sở các chi nhánh, màn hình LCD, ATM.
Chủ động trong công tác tiếp thị quảng bá các sản phẩm dịch vụ thế mạnh, các gói sản phẩm dịch vụ đặc trưng phù hợp từng nhóm khách hàng mục tiêu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để từng bước hướng tới mục tiêu đưa Agribank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cung cấp dịch vụ cho thị trường Nông nghiệp- Nông thôn, giữ vững và tăng cường khả năng cạnh tranh về dịch vụ tại thị trường tỉnh Ninh Thuận.
Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, quy trình thủ tục của Agribank để khách hàng hiểu rõ sản phẩm dịch vụ trước khi sử dụng và đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng; chủ động tư vấn, cảnh báo cho khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo, gian lận trong các giao dịch,… Lựa chọn các sản phẩm dịch vụ lợi thế của Agribank như mở tài khoản, Agribank E-Mobile Banking, sản phẩm thanh toán trong nước để tập trung ưu tiên quảng bá. Lựa chọn sản xuất TVC (Television Commercials) quảng bá về sản phẩm dịch vụ lợi thế của Agribank. Đồng thời dần thay thế phát phim thương hiệu Agribank bằng phim quảng bá sản phẩm dịch vụ Agribank E-Mobile Banking tại các chương trình, sự kiện phù hợp mà Agribank tham gia quảng bá thương hiệu.
Tiếp tục tăng tần suất quảng bá các chương trình khuyến mại sản phẩm dịch vụ thế mạnh, trên các kênh quảng cáo dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại có thể tương tác trực tiếp với khách hàng như Wifi Marketing, Digital Marketing, . . .; trên các kênh quảng cáo nơi công cộng tập trung đông người như nhà ga, sân bay, bệnh
viện, siêu thị, các tòa nhà văn phòng lớn, . . .; trên các phương tiện giao thông có nhiều người tham gia như máy bay, tàu hỏa, xe bus,…